Các kháng nguyên của vi rút cúm. ẢNH: VIỆN JENNER
Hiện tại, các nhà khoa học của Viện Jenner (trực thuộc Đại học Oxford, Anh) đang thử nghiệm lâm sàng loại vắc xin này trên hơn 2.000 bệnh nhân. Cuộc thử nghiệm này sẽ kéo dài trong vòng hai năm.
Các loại vắc xin cúm hiện tại phải thay đổi mỗi năm để có thể phòng được các chủng vi rút đang lưu hành tại thời điểm đó và không phải lúc nào cũng bảo vệ tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt người già đang có hệ miễn dịch yếu.
Cơ chế hoạt động của vắc xin mới này là sử dụng các protein được tìm thấy trong phần lõi của vi rút cúm hơn sử dụng các protein trên bề mặt của vi rút.
Các protein trên bề mặt của vi rút dính vào như những ghim trên vi rút và thay đổi theo thời gian, trong khi đó các protein trong phần lõi của vi rút thì ổn định hơn.
Đặc biệt, loại vắc xin mới này giúp kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra nhiều tế bào T-cells giết chết vi rút.
Reuters trích dẫn kết quả của nghiên cứu trước cho thấy những tế bào T-cells có thể giúp chống lại hơn một chủng vi rút cúm. Các nhà nghiên cứu hy vọng loại vắc xin mới này sẽ giúp phòng ngừa lâu hơn và tốt hơn khi được tiêm cùng với mũi cúm mùa hằng năm.
Hiện tại, cuộc thử nghiệm đang ở giai đoạn giữa (IIb).
Giai đoạn I và IIa đã có những kết quả thành công đáng khích lệ. Nếu giai đoạn IIb tiếp tục thành công thì mũi mới này sẽ vẫn phải được thử nghiệm tiếp trong giai đoạn cuối. Đây được xem là giai đoạn tốn kém nhất vì vậy các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm một công ty dược có thể tài trợ cho giai đoạn thử nghiệm này.
Nguồn thanhnien.vn