Đọc-hiểu: Đội xung kích nữ tại thôn Thái Dương Thượng Tây (xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế) được coi là m

Đọc-hiểu:
Đội xung kích nữ tại thôn Thái Dương Thượng Tây (xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế) được coi là mô hình phụ nữ tham gia trực tiếp vào công tác ứng phó cũng như khắc phục hậu quả thiên tai hiệu quả.
Chị Phạm Thị Toàn (66 tuổi, Đội trưởng đội xung kích thôn Thai Dương Thượng Tây) cho biết đội xung kích chúng tôi có 5 chị em, mỗi khi có thông tin về thiên tai, tôi đều tập hợp chị em trong đội và trực tiếp cầm loa tay thông báo về tình hình, diễn biến của bão, mưa lũ, hướng dẫn bà con sơ tán, chằng chống, dọn dẹp nhà cửa, di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Ngoài ra, đội xung kích còn được trang bị các kỹ năng về sơ cứu khi có người bị thương, dạy bơi cho trẻ nhỏ.
Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ trong công tác phòng, chống thiên tai, chị Toàn cho biết, thôn Thai Dương Thượng Tây là một trong sáu thôn của xã Hải Dương nằm sát phá Tam Giang, giáp với biển và thường xuyên bị nước tràn ngập mỗi khi xảy ra mưa lớn, lụt bão.
Với diện tích nhỏ lại thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai nên làng chài ven biển mỗi khi có bão ập đến tjof đều chịu những thiệt hại nặng. Năm 1999, cơn bão kèm theo mưa lớn đã cuốn trôi 22 ngôi nhà trong thôn, nhiều người dân mất nhà cửa, bị thương đã khiến cuộc sống khi đó rất khó khăn. Chính vì thế, mỗi khi có tin bão vào, người dân nơi đây không hề chủ quan mà luôn luôn chủ động đối phó.
Năm 2015, một năm sau khi đội xung kích nữ các thôn được thành lập, thôn Thai Dương Thượng Tây có bão vào. Trong khi đội xung kích cấp xã tham gia cứu hộ, cứu nạn thì đội xung kích nữ lo ổn định hậu phương, giúp các gia đình chị em khó khăn.
Đánh giá về mô hình xung kích nữ, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Hải Dương Trần Thị Tâm khẳng định, đây là mô hình nữ xung kích phòng chống thiên tai hoạt động hiệu quả. Các chị em trong đội hoạt động nhiệt tình, trách nhiệm, tuy nhiên, mô hình này cần được tiếp tục tập huấn, hỗ trợ thêm trang thiết bị trong hoạt động phòng chống thiên tai để hoạt động hiệu quả hơn.
“Các chị vẫn đảm bảo công việc hằng ngày nhưng khi có thiên tai xảy ra, lại kịp thời có mặt khắp thôn để giúp đỡ mọi người. Đó không chỉ là tình làng nghĩa xóm mà còn là một mô hình hiệu quả để nhân rộng ra nhiều địa phương. nhằm giúp người dân chủ động hơn trong ứng phó, phòng tránh thiên tai, giảm thiệu thiệt hại về người và tài sản,” chị Tâm nhấn mạnh.
Câu 1: Từ câu văn:”Trong khi đội xung kích cấp xã tham gia cứu hộ, cứu nạn thì đội xung kích nữ lo ổn định hậu phương, giúp các gia đình chị em khó khăn.”. Em hiểu thế nào là “cứu hộ,cứu nạn”?
Câu 2: Xác định và nêu biện pháp tu từ có trong câu văn sau:”Chị Phạm Thị Toàn (66 tuổi, Đội trưởng đội xung kích thôn Thai Dương Thượng Tây) cho biết đội xung kích chúng tôi có 5 chị em, mỗi khi có thông tin về thiên tai, tôi đều tập hợp chị em trong đội và trực tiếp cầm loa tay thông báo về tình hình, diễn biến của bão, mưa lũ, hướng dẫn bà con sơ tán, chằng chống, dọn dẹp nhà cửa, di dời người và tài sản đến nơi an toàn.”
Câu 3: Từ đoạn trích tác giả gửi đến người đọc những thông điệp gì?

1 bình luận về “Đọc-hiểu: Đội xung kích nữ tại thôn Thái Dương Thượng Tây (xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế) được coi là m”

  1. Câu 1: “Cứu hộ, cứu nạn” có nghĩa là hoạt động cứu giúp, giải cứu, hỗ trợ những người đang gặp nguy hiểm hoặc mất an toàn trong các tình huống khẩn cấp như thảm họa, thiên tai, tai nạn, v.v.
    Câu 2: Biện pháp tu từ trong câu văn là “tôi đều tập hợp chị em trong đội và trực tiếp cầm loa tay thông báo về tình hình, diễn biến của bão, mưa lũ, hướng dẫn bà con sơ tán, chằng chống, dọn dẹp nhà cửa, di dời người và tài sản đến nơi an toàn.” Biện pháp này là liệt kê các hoạt động cụ thể mà đội xung kích nữ thực hiện khi có thông tin về thiên tai.
    Câu 3: Tác giả gửi đến người đọc những thông điệp như: phụ nữ có thể tham gia tích cực vào công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; đội xung kích nữ là một mô hình hiệu quả trong phòng chống thiên tai; mô hình này cần được tiếp tục phát triển và hỗ trợ để nhân rộng ra nhiều địa phương hơn nữa; việc tham gia tích cực giúp người dân chủ động hơn trong ứng phó, phòng tránh thiên tai và giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
    chúc bạn học tốt ^^ (@t3c)
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới