MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau: Bão bùng thân bọc lấy t

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Trích bài thơ Tre Việt Nam_ Nguyễn Duy)
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ song thất lục bát
C. Thơ tự do
D. Thơ sáu chữ
Câu 2. Từ bão bùng trong câu thơ sau là từ láy đúng hay sai?
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
A. Sai B. Đúng
Câu 3. Dòng thơ nào thể hiện sự gắn bó, che chở nhau của cây tre?
A. Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .
B. Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
C. Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm .
D. Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Câu 4. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên ?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 5. Hình ảnh cây tre: Lưng trần phơi nắng phơi sương/Có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho em điều gì?
A. Biểu đạt về sự gian nan, vất vả
B. Biểu đạt về sự hi sinh, nhường nhịn
C. Biểu đạt về sự chịu thương, chịu khó
D. Biểu đạt về sự yêu thương, quý trọng
Câu 6. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. So sánh
Câu 7. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên là gì?
A. Bộc lộ niềm tự hào về những phẩm chất, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
B. Bộc lộ niềm tự hào về những đức tính, tính cách cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
C. Bộc lộ niềm tự hào về những phong tục, tập quán cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
D. Bộc lộ niềm tự hào về những di sản văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Câu 8. Chủ đề của đoạn thơ trên là gì?
A. Tình cảm gia đình
B. Truyền thống văn hóa dân tộc
C. Tình yêu quê hương đất nước
D. Đấu tranh xây dựng đất nước
Trả lời câu hỏi:
Câu 9. Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre trong đoạn thơ.
Câu 10. Là một học sinh, em rút ra bài học gì về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước?

2 bình luận về “MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau: Bão bùng thân bọc lấy t”

  1. Câu 1. Giải đáp B – Thơ song thất lục bát
    Câu 2. Giải đáp B – Đúng
    Câu 3. Giải đáp A – Thương nhau tre chẳng ở riêng/Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
    Câu 4. Giải đáp D – Nhân hóa
    Câu 5. Giải đáp B – Biểu đạt về sự hi sinh, nhường nhịn
    Câu 6. Giải đáp D – So sánh
    Câu 7. Giải đáp B – Bộc lộ niềm tự hào về những đức tính, tính cách cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
    Câu 8. Giải đáp B – Truyền thống văn hóa dân tộc
    Câu 9. Cây tre trong đoạn thơ được tác giả miêu tả rất chi tiết, từ hình dáng, tưới đất, lại còn thể hiện được cả những tình cảm gắn bó của dân tộc Việt Nam với cây tre, qua cách nó giữ được gốc và truyền đời cho măng. Cây tre còn được miêu tả với hình ảnh lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc tre nhường cho con, biểu thị cho sự hi sinh, nhường nhịn và yêu thương của dân tộc Việt Nam.
    Câu 10. Từ bài thơ, học sinh có thể rút ra bài học về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. Học sinh sẽ hiểu được vai trò của mình trong việc bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh những phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, học sinh còn hình thành ý thức cần lưu giữ và bảo tồn các di sản văn hóa của đất nước, đóng góp vào việc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
    bạn tham khảo nhé ^^ (@t3c)

    Trả lời
  2. Câu 1: A.thể thơ lục bát
     ->Vì mỗi dòng thơ có 6 chữ, 8 chữ
    Câu 2 : B. Đúng
    ->BÃo có nghĩa, bùng không có nghĩa
    Câu 3: A
    Câu 4:Biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
    *Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ:
    – Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau…
    – Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre 
    – Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới