” Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto ( Canada ) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng

” Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto ( Canada ) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng : Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng lựa chọn sách văn học để đọc.
Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.”
Câu 1 : Nêu nội dung chính của đoạn trích ?
Câu 2 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn :”Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn”
Câu 3 : Qua đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân ?

2 bình luận về “” Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto ( Canada ) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng”

  1. Câu 1 :
     – NDC : Khuyên con người đọc sách. Vì sách sẽ giúp con người thêm thông minh, trở thành người có tri thức
    Câu 2 :
    – BPTT : Liệt kê (có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn,…)
    -> TD : Nói lên lợi ích của việc đọc sách đối với trẻ nhỏ
    Câu 3 :
    @ Bài học :
    -> Nên chăm chỉ đọc sách và tuyên truyền về lợi ích của sách. Vì sách giúp con người trở nên thông minh, hiện đại hơn

    Trả lời
  2. Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích là nêu lên kết quả nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học ở Canada về mối liên hệ giữa việc đọc sách văn học và khả năng thấu cảm của con người ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
    Câu 2: Biện pháp tu từ có trong câu văn là liệt kê. Tác dụng của biện pháp tu từ này là làm rõ và mạnh dạn lên kết quả nghiên cứu, tạo ấn tượng cho người đọc về tác động tích cực của việc đọc sách văn học đối với nhân cách của trẻ nhỏ.
    Câu 3: Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học cho bản thân là nên đọc nhiều sách văn học để phát triển khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Đồng thời, em cũng muốn trở thành một người ôn hòa, thân thiện và được yêu mến bởi mọi người.
    #hieunguyen85495

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới