Cô ơi ! Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi.

Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích trên?
Câu 2: Em hiểu nghĩa của câu văn sau như thế nào?
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi”
Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1 bình luận về “Cô ơi ! Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi.”

  1. 1.
    -PTBĐ chính: Biểu cảm
    2.
    -Câu văn thể hiện sự biết ơn sâu sắc của tác giả với người cô của mình- người đã dạy “con” vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
    3.
    Biện pháp tu từ:
    -Liệt kê( nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi)
    =>Tác dụng: nhấn mạnh công ơn to lớn của cô đối với” con”. Qua đó, thể hiện sự trân trọng, biết ơn của tác giả với người cô.
    4.
    -Thông điệp đoạn trích gửi gắm: nhắc nhở ta về truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. Chúng ta phải biết trân trọng, biết ơn với những người đã nuôi dạy, chỉ bảo ta nên người. Từ đó, không ngừng cố gắng học tập, phấn đấu để không phụ sự kì vọng, công ơn to lớn ấy.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới