Có ý kiến cho rằng:Ca dao là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dâ

Có ý kiến cho rằng:Ca dao là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta, nhất là tình cảm gia đình.

Dựa vào những bài ca dao đã học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

Giúp e vs ạ

2 bình luận về “Có ý kiến cho rằng:Ca dao là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dâ”

  1. Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
    Công cha như núi ngất trời
    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
    Núi cao biển rộng mênh mông
    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
    Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương. Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
    Chiều chiều ra đứng ngõ sau
    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
    Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi. Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
    “Ngó lên nuộc lạt mái nhà
    Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
    Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn! Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
    Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học ở việt nam .
                                             CHO MÌNH 5 SAO NẾU ĐÚNG NHÉ ! 
    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    Trả lời
  2. Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.
    Ca dao được coi là tiếng nói trái tim của người lao động vì nó phản ánh chân thực những tình cảm, suy nghĩ và kinh nghiệm của người dân chăm chỉ, lao động. Trong ca dao, người ta thường thể hiện tình cảm không chỉ trong gia đình, mà còn tình cảm đồng nghiệp, bạn bè và hàng xóm. 
    Thật vậy, trong ca dao “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng.”, để thấy rằng việc sinh con gái đầu lòng là phước phần và cũng là niềm tự hào của nhiều cha mẹ. Con gái có thể đỡ đần cha mẹ những việc nhỏ trong nhà, sống tình cảm, nhẹ nhàng và hơn ai hết là người gần gũi cha mẹ nhất khi họ về già. Có con gái đầu lòng, cha mẹ có thể yên tâm giao cho con việc trông em, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.. mà không phải lo lắng. Chẳng phải phụ nữ luôn là người chăm sóc, quán xuyến gia đình tốt hơn nam giới đó sao? Quan trọng nhất, trong mắt phần lớn các ông bố, bà mẹ thì con gái bao giờ cũng dễ nuôi dạy hơn con trai. Bên cạnh đó, trong bài ca dao

    “Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

          Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
    Ngoài ra, các tình cảm khác như lòng trung thành, tình yêu, lòng tin và lòng biết ơn cũng thường được ca dao phản ánh. Những bài ca dao này thể hiện rõ sự tình cảm, chân thực và tập quán của người dân ta. Do đó, ca dao được xem như tiếng nói trái tim của người lao động, góp phần tôn vinh và bảo tồn các giá trị truyền thống.
    Bài ca dao, dân ca đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới