HELPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPP Mn giúp mình về làm dàn ý bài này thôi PHẦN II: Tập làm văn Theo báo tuổi trẻ: “Trong suốt quã

HELPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPP
Mn giúp mình về làm dàn ý bài này thôi
PHẦN II: Tập làm văn
Theo báo tuổi trẻ: “Trong suốt quãng thời gian cắp sách đến trường, hầu như ko có 1 học sinh nào lại ko 1 lần bị bạn tẩy chay “bo xì” hay tẩy chay bạn. Qua 250 phiếu khảo sát học sinh của 15 trường THCS, 2 trường THPT tại TP.HCM: Nguyễn Văn Trỗi, Trần Đại “Nghĩa, Nguyễn Văn Nghị, Trần Văn Ơn, Hồng Bàng, Lê Lợi… chúng tôi thấy thực trạng này diễn ra khá phổ biến, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với trạng thái tinh thần và kết quả học tập của học sinh”.
Em hãy trunhf bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên qua 1 văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cản.
Dàn ý:
1 Mở bài
+Giới thiệu vấn đề
+Trích dẫn đề
2.Thân Bài
-Giải thích:
+Vấn đề là gì?
+…
-Nguyên nhân:
+Tại sao dẫn đến vấn đề trên?
+Nêu 2-3 lý do
+Phân tích 1-2 dẫn chứng tiêu biểu
-Hậu quả:
+Vấn đề đó đã dẫn đến tổn thất gì?
+Nêu 2,3 lý do
+Phân tích 1-2 dẫn chứng thiêu biểu
-Giải pháp:
+Chúng ta sẽ làm gì để khắc phục vấn đề?

3.Kết bài
+Liên hệ bản thân

1 bình luận về “HELPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPPP Mn giúp mình về làm dàn ý bài này thôi PHẦN II: Tập làm văn Theo báo tuổi trẻ: “Trong suốt quã”

  1. Mạng xã hội đang dậy sóng trước sự việc vlogger Giang Ơi tiết lộ chuyện từng bị tẩy chay khi còn học cấp 2 – cũng là một trong những lý do khiến cô hạ quyết tâm sang trời Tây du học. Sự việc được đẩy lên cao trào khi cô giáo chủ nhiệm của Giang Ơi lên tiếng khẳng định không hề có chuyện đó xảy ra, trong khi bạn cấp 2 của Giang thì cho rằng cả lớp chỉ “ái ngại” khi chơi cùng cô. Tất cả chỉ là sự trêu trọc của trẻ con vì cá tính của Giang hơi “dị”, hoàn toàn không phải tẩy chay hay bắt nạt. 
    Trên thực tế, nhiều người cho rằng việc một đứa trẻ bị chúng bạn bỏ rơi, không quan tâm… là một phần tự nhiên của quá trình tương tác xã hội, không có gì phải lo ngại. Nhưng nếu nghĩ như vậy, đó là khi bạn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm “tẩy chay”, và những tác hại mà nó có thể mang lại. Theo Giáo sư Williams, tình trạng tẩy chay nếu kéo dài có thể dẫn đến giai đoạn 3 – từ bỏ. Người bị tẩy chay sẽ cảm nhận được nỗi buồn rất lớn cùng cảm giác bất lực toàn diện, hoàn toàn có thể dẫn đến trầm cảm hoặc gia tăng các hành vi kích động. Trên thực tế, tẩy chay là một dạng của bắt nạt – điều này đã được giới học thuật thừa nhận, tuy nhiên lại có rất ít nghiên cứu thực sự quan tâm đến nó. Rất nhiều báo cáo chỉ đưa nó vào một dạng hành vi thông thường của trẻ con, bởi nó không dễ xác định được giống như bắt nạt về thể chất. 
    Trong một nghiên cứu của giáo sư Williams có chỉ ra rằng khi một người bị tẩy chay, khu vực não bộ vốn chịu trách nhiệm kiểm soát nỗi đau thể chất cũng bị kích hoạt. Hay nói cách khác, bị tẩy chay khiến con người ta cảm thấy nhói đau. Từ thời thượng cổ, người tinh khôn đã phải sinh sống và làm việc cùng nhau để tăng khả năng sinh tồn. Con người vốn là sinh vật cần đùm bọc và nương tựa, nên việc bị tẩy chay đã đe dọa một trong những nhu cầu căn bản nhất của chúng ta.
    Việc ngăn chặn hoàn toàn nạn tẩy chay là một điều rất khó, và hầu hết chúng ta sẽ có lúc cảm nhận được điều đó. Tuổi teen là một độ tuổi rất nhạy cảm, dễ buồn bã khi bị hiểu lầm hoặc bị cố ý tẩy chay. Nhưng với người lớn, khi một đứa trẻ tâm sự rằng mình đang bị bỏ rơi, cần phải thực sự quan tâm đến điều đó. Hãy để đứa trẻ có cơ hội nói ra tâm tư của mình, nhưng đừng đổ lỗi hay chỉ ra lý do khiến chúng bị tẩy chay. Dù vì bất kỳ lý do gì, tẩy chay vẫn là hành động gây tổn thương và không thể chấp nhận được.Dẫu vậy, đừng cố tỏ ra tức giận mà bắt đứa trẻ nói ra tên người đã tẩy chay mình. Thay vào đó, hãy dạy trẻ hiểu được giá trị của bản thân, để có thể tự vượt qua chính mình. Bạn có thể giúp bằng cách để đứa trẻ có những mối quan hệ xã hội khác, tham gia các hoạt động ngoại khóa, tìm đến những người bạn mới ngay trong trường. Và quan trọng nhất, đứa trẻ phải hiểu rằng dù không thể thay đổi được cách cư xử của người khác, vẫn có thể tự kiểm soát thái độ của bản thân với nó.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới