cảm nhận về bài thơ đêm nay bác ko ngủ chú cứ việc ngủ ngon ngày mai đi đánh giặc vâng lời anh nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn

cảm nhận về bài thơ đêm nay bác ko ngủ
chú cứ việc ngủ ngon ngày mai đi đánh giặc vâng lời anh nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn chồn
cảm nhận về đoạn thơ trên

1 bình luận về “cảm nhận về bài thơ đêm nay bác ko ngủ chú cứ việc ngủ ngon ngày mai đi đánh giặc vâng lời anh nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn”

  1. color{green}{Kemm}
    Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
    Anh đội viên thức dậy
    Thấy trời khuya lắm rồi
    Mà sao Bác vẫn ngồi
    Đêm nay Bác không ngủ.
    Lặng yên nhìn bếp lửa
    Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
    Ngoài trời mưa lâm thâm
    Mái lều tranh xơ xác.
    Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên. Trong đêm khuya, trời mưa, gió lạnh, anh đội viên thức giấc, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa. Anh băn khoăn thắc mắc, vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Anh xúc động hiểu rằng Bác đang lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
    Anh đội viên nhìn Bác
    Càng nhìn lại càng thương
    Người Cha mái tóc bạc
    Đốt lửa cho anh nằm
    Trong lòng anh đội viên dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn.
    Rồi Bác đi dém chăn
    Từng người từng người một
    Sợ cháu mình giật thót
    Bác nhón chân nhẹ nhàng
    Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người một. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
    Anh đội viên mơ màng
    Như nằm trong giấc mộng
    Bóng Bác cao lồng lộng
    Ấm hơn ngọn lửa hồng.
    Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh rừng sâu, trong đêm khuya, dưới mái lều tranh. Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác.
    Thổn thức cả nỗi lòng
    Thầm thì anh hỏi nhỏ:
    Bác ơi Bác chưa ngủ
    Bác có lạnh lắm không?
    Anh đội viên lo lắng tha thiết mời Bác đi nghỉ, vì đêm đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa đi ngủ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh.
    Chú cứ việc ngủ ngon
    Ngày mai đi đánh giặc
    Nhưng Bác không trả lời câu hỏi của anh mà ân cần khuyên nhủ:
    Không biết nói gì hơn
    Anh nằm lo Bác ốm
    Lòng anh cứ bề bộn
    Vì Bác vẫn thức hoài
    Chiến dịch hãy còn dài
    Rừng lắm dốc lắm ụ
    Đêm nay Bác không ngủ
    Lấy sức đâu mà đi?
    Vâng lời anh nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn chồn. Nỗi lo lắng của anh thật thiết thực, bởi trong suy nghĩ của anh, Bác là linh hồn chiến dịch.
    Bác vẫn ngồi đinh ninh
    Chòm râu im phăng phắc.
    Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn không ngủ mà tập trung suy nghĩ cao độ.
    Anh vội vàng nằng nặc
    Mời Bác ngủ Bác ơi
    Trời sắp sáng mất rồi
    Bác ơi! Mời Bác ngủ!
    Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. So với lần trước, lần này anh đội viên năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn.
    Bác thức thì mặc Bác
    Bác ngủ không an lòng
    Bác thương đoàn dân công
    Đêm nay ngủ ngoài rừng
    Rải lá cây làm chiếu
    Manh áo phủ làm chăn.
    Trời thì mưa lâm thâm
    Làm sao cho khỏi ướt!
    Càng thương càng nóng ruột
    Mong trời sáng mau mau.
    Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm: Lý do Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ.
    Anh đội viên nhìn bác
    …………………………
    Lòng vui sướng mênh mông
    Anh thức luôn cùng Bác
    Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên xúc động và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc. Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác.
    Đêm nay Bác ngồi đó
    Đêm nay Bác không ngủ
    Vì một lẽ thường tình
    Bác là Hồ Chí Minh
    Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ.
    Nhà thơ đã đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc. Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị. Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Đêm nay không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới