cho câu sau: “Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng , đắc ý”.Em hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch 8 đến 10

cho câu sau: “Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng , đắc ý”.Em hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch 8 đến 10 câu làm sáng tỏ câu chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và câu nghi vấn ( chú thích rõ)

1 bình luận về “cho câu sau: “Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng , đắc ý”.Em hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch 8 đến 10”

  1. Văn bản Ông đồ của tác giả đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh ông đồ trong những ngày huy hoàng, đắc ý. Trong khổ 1,2 Vũ Đình Liên đã miêu tả hình ảnh ông đồ thời đắc ý:
    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua
    Bài thơ mở đầu với hình ảnh Mỗi năm hoa đào nở. Chẳng biết từ bao giờ hoa đào đã trở thành loài hoa biểu tượng cho mùa xuân ở miền Bắc, gợi nhắc ta về một không khí Tết, một ngày đầu xuân. Ôi, Không khí ngày đầu xuân mới tươi vui, làm sao!( Câu cảm thán) Và mỗi khi Tết đến, hoa đào nở, lại thấy ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại, như góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường. Hình ảnh đó đã trở thành thân quen như không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến. Theo phong tục, khi Tết đến, người ta sắm câu đối hoặc một đôi chữ nho viết trên giấy đỏ dán lên vách, lên cột, vừa để trang hoàng nhà của ngày Tết, vừa gửi gắm lời cầu chúc tốt lành.Từ ai đã cho thấy sự gắn bó lâu dài giữa ông đồ với mùa xuân, với ngày Tết, tạo nên một nét văn hóa truyền thống của người Việt ta. Không khí mùa xuân, hình ảnh hoa đào nở đã tươi thắm nay lại thêm mực tàu, giấy đỏ làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ thời kỳ huy hoàng đậm dần lên, rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống . Ở khổ thơ tiếp theo
    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa rồng bay
    Hình ảnh của ông đồ như hòa vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của Tường phố đang đón Tết. Sự có mặt của ông đã thu hút bao người đến.Người ta không chỉ tìm đến ông vì cần thuê ông viết chữ mà còn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Phải chăng ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sựngưỡng mộ?(Câu nghi vấn) Tác giả tả nét chữ của ông đồ bằng một hình ảnh so sánh. Hoa tay thảo nhung nét/ Như phượng múa rồng bay, làm toát lên khí chất trong từng nét chữ của ông đồ, đó là nét chữ đẹp, phóng khoáng, cao quý. Chữ Nho được ông đồ viết là sự tụ hội, giao thoa giữa cái tài và cả cái tâm của người cầm bút.Có ý kiến cho rằng: Hai khổ thơ đầu tuy tươi vui, náo nức nhưng vẫn có chút ngậm ngùi. Bởi lẽ đi viết câu đổi thuê, bản thân việc ấy đã là nỗi lận đận, là bước thất thế của người theo nghiệp khoa bảng. Chữ Nho vốn được xem là chữ thánh hiền, chữ cao quý để cho, vậy mà ông đồ phải bán chữ. Tuy nhiên, lúc này, việc được mọi người vây quanh, thuê viết chữ, với ông đồ vẫn là một niềm hạnh phúc, vẫn là thời kì huy hoàng, đắc ý của ông.
    M. Gorki từng nói: Thơ chính là tâm hồn. Còn Tố Hữu lại nói: Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy. Để viết nên những trang thơ giàu cảm xúc đến vậy, có lẽ Vũ Đình Liên phải là một nhà thơ có sự trân trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Những trang viết ấy đến nay vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới