NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (Ý KIẾN PHẢN ĐỐI) KO CHÉP MẠNG GIÚP

NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (Ý KIẾN PHẢN ĐỐI)
KO CHÉP MẠNG
GIÚP MÌNH VỚI Ạ

2 bình luận về “NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (Ý KIẾN PHẢN ĐỐI) KO CHÉP MẠNG GIÚP”

  1. Để tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường, hàng năm vào cuối tháng 3, trên toàn thế giới đều diễn ra giờ Trái Đất. Nhưng ở đâu đó vẫn có một vài ý kiến cho rằng tắt thiết bị điện trong giờ Trái đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu.

    Với ý kiến trên, em rất không đồng tình. Việc thực hiện tắt hết các thiết bị điện trong khi giờ Trái đất diễn ra là một việc làm cần thiết. Theo nhiều số liệu thống kê, sản lượng điện tiết kiệm được trên cả nước trong một giờ thực hiện hành động tắt đèn vào khoảng 500.000 kWh. Đây có lẽ không phải là con số lớn, nhưng có ý nghĩa tinh thần tích cực. Ngày càng có nhiều người tham gia vào sự kiện Tắt đèn và các hoạt động hưởng ứng chiến dịch giờ Trái đất. Điều đó cho thấy ý thức của người dân, doanh nghiệp về vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường được nâng lên. Không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện tiêu thụ, giờ Trái đất còn góp phần nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của người dân. Tất cả nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu.

    Với ý nghĩa quan trọng như vậy, việc tắt hết các thiết bị điện trong một giờ diễn ra giờ Trái đất là hết sức cần thiết và nên làm. Không như ý kiến cho rằng việc tắt đèn chỉ là một việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Mà việc tắt đèn còn mang nhiều mục đích hơn nữa, nó không phải là cách duy nhất để tiết kiệm điện. Thông qua việc tắt đèn trong một giờ, chúng ta sẽ được nâng cao tinh thần sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ môi trường, giảm thải khí nhà kính được lan tỏa, không chỉ trong một giờ mà ở mọi lúc, mọi họat động sử dụng năng lượng của các cá nhân, tổ chức.

    Đặc biệt là đối với mỗi cá nhân, có rất nhiều cách đơn giản để có thể tiết kiệm điện. Cách đơn giản nhất là luôn ghi nhớ sử dụng năng lượng tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng, tắt các thiết bị không sử dụng, để điều hòa ở chế độ phù hợp… Ngoài ra, việc thay thế các thiết bị điện cũ, tiêu tốn nhiều điện năng lượng bằng các thiết bị hiệu suất cao cũng là một cách đơn giản và hiệu quả.

    Trả lời
  2. Giải đáp:
    Nếu có người đặt câu hỏi rằng công cụ quan trọng nhất thiết phải có với tất cả các bạn học sinh là gì, chắc chắn câu trả lời sẽ là sách giáo khoa. Sách giáo khoa là một loại sách tổng hợp những kiến thức được dạy và học tại nhà trường. Vì thế, sách giáo khoa rất quan trọng với tất cả các bạn học sinh.
    Tuy có vai trò là vậy, nhưng nhiều bạn không hề quý trọng người bạn này. Thay vì nâng niu, giữ gìn cẩn thận, một số bạn có thói quen vẽ bậy, viết bậy vào sách giáo khoa. Mở cuốn sách ra, ta có thể dễ dàng thấy chi chít hình thù khác nhau, từ những câu chữ vu vơ bình thường cho tới, những hình vẽ hết sức “vớ vẩn”. Vì thế, các cuốn sách giáo khoa này không còn tính thẩm mĩ như ban đầu mà vô cùng lem luốc, bẩn thỉu.
    Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh “hô biến” sách giáo khoa trở thành quyển sổ vẽ như vậy. Các bạn không coi trọng những cuốn sách, không hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của nó, dẫn đến việc không có ý thức giữ gìn sách vở của chính mình. Bên cạnh đó, có nhiều lúc các bạn cũng cảm thấy chán nản trong giờ học và coi việc vẽ bậy vào sách giáo khoa là cách để giải trí
    Việc vẽ bậy vào sách giáo khoa để lại những hệ lụy không tốt. Thứ nhất, sách của các bạn sẽ trở nên lem luốc, không còn đẹp như ban đầu. Thứ hai, những cuốn sách bị vẽ bậy sẽ không thể để lại cho thế hệ sau, dẫn đến tình trạng lãng phí không đáng có. Cuối cùng, việc vẽ bậy khiến sách giáo khoa mất đi ý nghĩa truyền đạt kiến thức cao quý vốn có. Tuy nhiên, không phải cứ viết, vẽ vào sách giáo khoa là không phù hợp. Nếu các bạn ghi chú, minh họa cho bài học của mình thì lại không phải là hành động xấu. Việc ghi chú như vậy sẽ khiến các bạn dễ tiếp thu và nhớ bài học của mình hơn.
    Như vậy, sách giáo khoa là một vật dụng không thể thiếu trong quá trình học tập. Chúng ta hãy nâng cao ý thức giữ gìn sách bằng cách không vẽ linh tinh, không tẩy xóa lem nhem làm bẩn, rách sách. Đồng thời, giữ gìn sách phẳng phiu để dành tặng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn hoặc các em khóa sau khi không còn dùng đến.
    Sách giáo khoa cũng là sách. Chúng ta sở hữu chúng không có nghĩa là ta làm điều gì cũng được. Vì vậy, hãy gạt bỏ suy nghĩ “Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó”.
    Lời giải và giải thích chi tiết:
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới