2: Em sẽ làm gì để phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng tại địa phương, trường em đang học tập? (Nêu được mục t

2: Em sẽ làm gì để phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng
tại địa phương, trường em đang học tập? (Nêu được mục tiêu, nội dung công việc
thực hiện, kết quả đạt được).

2 bình luận về “2: Em sẽ làm gì để phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng tại địa phương, trường em đang học tập? (Nêu được mục t”

  1. Giải đáp:
     
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    Em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.
    Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sách thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. “Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!”
    Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.
    #maiphuonglinh( mong bn cho hay nhất)

    Trả lời
  2. 2. 
    a. Mục tiêu
    – Nâng cao nhận thức về văn hóa đọc
    – Nhân rộng những mô hình để phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng
    – Tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống
    b. Nội dung công việc
    – Đổi mới, nâng cao chất lượng thư viện. Có những thư viện lưu động để thuận tiện cho việc đọc, nghiên cứu sách
    – Tạo những môi trường lành mạnh, thích hợp để đọc và tiếp thu những kiến thức trong sách.
    – Dùng nhiều hình thức giới thiệu, gợi mở những cuốn sách hay để HS tiếp cận được.
    Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam và ngày văn hóa đọc, các nhà trường cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng 
    c. Kết quả
    – Trau dồi kĩ năng đọc sách
    – Nâng cao văn hóa đọc trong mỗi người

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới