Viết đoạn văn thuyết minh vai trò của chiếc áo dài VN

Viết đoạn văn thuyết minh vai trò của chiếc áo dài VN

1 bình luận về “Viết đoạn văn thuyết minh vai trò của chiếc áo dài VN”

  1. Mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc đều có cho mình một nền văn hóa đặc sắc, trong đó các điểm chính như phong tục tập quán, trang phục truyền thống, ngôn ngữ, giọng nói là những nét riêng dễ nhận biết nhất. Đặc biệt là sự khác biệt về trang phục đã đem đến cho mỗi dân tộc, quốc gia một diện mạo khác nhau và vô cùng phong phú, thể hiện được phần nào nét đẹp trong nền văn hóa lâu đời đã trải qua hàng nghìn năm phát triển. Có thể nói rằng cách dễ nhất để nhận biết một dân tộc, đầu tiên là dựa vào trang phục truyền thống của họ, ví như người ta chỉ cần nhìn thấy Hanbok thì sẽ nhớ đến đất nước Hàn Quốc với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp giải trí. Nhìn thấy Kimono thì sẽ liên tưởng đến đất nước Nhật Bản với bánh Mochi và món Sushi độc đáo. Nhìn thấy sườn xám, hoặc những bộ đồ cổ trang thướt tha thì chắc hẳn là đất nước Trung Quốc rộng lớn với nền văn hóa cực kỳ đáng ngưỡng mộ. Còn Việt Nam ta, một đất nước có tới hơn 4000 năm văn hiến, với những phong tục tập quán kỳ cựu, những nét văn hóa độc đáo, thì cũng không hề thua kém và tự hào với tà áo dài thướt tha, duyên dáng, đại diện cho nét đẹp trong văn hóa trang phục của nước ta.
    Thực tế áo dài của ta không có tuổi đời lâu như trang phục truyền thống của một số nước khác. Thuở xa xưa, lối ăn mặc của ông cha ta có chút tương tự như với người Hán tức là mặc áo hai tà trước, sau, xẻ ở hai bên hông, vạt áo trùm gần đến mắt cá, hai vạt áo cài với nhau ở bên phải hoặc trái tùy thời, bên trong mặc quần rộng. Có hai kiểu thông dụng là áo giao lĩnh, vạt chéo và áo viên lĩnh cổ tròn, thông thường thì người ta hay mặc áo giao lĩnh bên trong như một kiểu áo đệm, lót, bên ngoài mặc viên lĩnh. Nếu quan sát trong các bộ phim của Trung Quốc, thì cung cách ăn mặc này khá giống với thời nhà Tống. Mãi đến thời vua Lê, chúa Trịnh phân tranh với nhà họ Nguyễn cùng với sự tách biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài và sự tham vọng, xưng vua một cõi của chúa Nguyễn Phúc Khoát, thì trang phục của nhân dân ta mới có sự cải tiến. Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã lệnh cho nhân dân Đàng Trong mặc kiểu áo dài ngũ thân, tức là kiểu áo cũng xẻ tà ở từ hông trở xuống, nhưng đằng trước có hai vạt con, đằng sau cũng chia làm hai vạt, phía dưới vạt đằng trước lót thêm một vạt liền nữa, bên trong đàn ông mặc quần ống rộng, còn phụ nữ thì mặc váy rộng. Đến nhữngnăm 1900, thì áo dài đã không còn là dạng áo ngũ thân rườm rà mà quy lại chỉ còn hai vạt trước sau phủ dài tới qua gối hoặc qua mắt cá chân một chút, cả nam và nữ đều chuyển qua mặc quần. Có sự cải tiến, cách tân mới lạ này cũng là do sự du nhập văn hóa phương Tây, cùng với những nhu cầu cách tân trang phục để theo kịp với xu hướng của thời đại mà vẫn không làm mất đi bản sắc dân tộc. Chính vì thế tà áo dài đã ra đời, và kiểu dáng cũng chủ yếu là dành cho phái nữ, bởi đàn ông đã chuyển qua mặc các dạng quần áo hơi hướng phương Tây. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới