ĐÈ 2: Viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. – Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, tạo nên thành quả cho minh được hưởng,
a. Mở bài:
xưa nay vốn là một truyền thống đạo li tốt đẹp của nhân dân ta. – Bởi vậy, tục ngữ có câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây để nhắc nhở mỗi người chúng
về đạo li biết ơn ngàn đời của dân tộc.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất.
– Muốn có được quả ngọt thi phải có kẻ trồng cây”, người đã dành công sức trong trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra.
= Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người
về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng thụ
ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn
đầu, gây dựng của những người đi trước. * Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?
– Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có
nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
– Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng
dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
– Đó còn là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó.
* Biểu hiện:
Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình: tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết, nhớ ơn các vị vua Hùng…Thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày lễ Tết, giỗ là biểu hiện của lòng biết ơn. Trong những ngày này, con cháu lại quây quần nói chuyện với nhau và cũng thắp hương tưởng nhớ và cảm ơn Tổ tiên. Chắc hẳn là người Việt thì không ai có thể quên được ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ đến những chiến công, những công lao của các vị vua Hùng. Chúng ta phải làm theo được như lời của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh đã từng nói Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Cho nên dân ta vẫn có câu hát đó là
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
– Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,…)
Tôn sư trọng đạo cũng là một biểu hiện của lòng biết ơn. Cho nên ngày 20 11 chính là ngày mà các thế hệ học trò thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô bằng những bỏ hoa tươi thắm, thiệp chúc mừng. Lòng biết ơn đối với thầy cô được thể hiện ở sự say mê, chăm học, cỏ được những kết quả tốt dâng lên thầy cỏ. Đối với các thế hệ cựu học sinh chính là sự thành đạt.
– Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ; mồ hôi và xương máu để ta có được đất nước như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,…) Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, ngày trước cha ông ta đã phải
đổ biết bao mồ hôi cũng như là xương máu thì mới có thể giữ được sự bình yên cho
nước nhà. Ta vẫn còn nghe kể về những anh linh cụ Hồ, những cô gái Trường Sơn
năm nào họ như vẫn cứ hát ca bài ca:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Thế hệ đi trước đã không quân khó khăn mệt nhọc thậm chí là cả tính mạng để bảo vệ non sông đất nước ta. Chúng ta những thế hệ trẻ hiện nay được sống trong chính niềm vui tự do, độc lập thì phải nhớ ơn đến những người đã ngã xuống. Có như vậy mới giúp ta thêm bản lĩnh, ý chỉ để sống sao cho không phụ lòng mong mỏi của thế hệ đi trước.
– Nói về lòng biết ơn thì không thể không nhắc đến công sinh thành của cha mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày. Đó còn chính là tình yêu của cha chăm lo cho ta. Công ơn cha mẹ sánh tựa biển trời, nếu ta không nhớ thì làm sao có thể lớn nỗi thành người.
* Phản đề: Lên án những người vô ơn, vong ân bội nghĩa, có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống biết ơn ngàn đời của dân tộc.
c. Kết bài:- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn két.
– Mỗi học sinh cần biết ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, những người có công với đất nước; phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông qua câu tục ngữ trên.
( Thêm ý cho dàn bài em thành 1 bài văn đi ạ:( )
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước áo”