Lập dàn ý về bài văn nghị luận nghiện game ảnh hưởng đến sức khỏe học tập Phải đủ các ý sau ở thân bài: 1. Giải thích vấn đề

Lập dàn ý về bài văn nghị luận nghiện game ảnh hưởng đến sức khỏe học tập
Phải đủ các ý sau ở thân bài:
1. Giải thích vấn đề nghị luận ( từ ngữ chìa khóa)
2. Biểu hiện
3. Nguyên nhân
4. Tác hại, hậu quả
5. Biện pháp khắc phục

2 bình luận về “Lập dàn ý về bài văn nghị luận nghiện game ảnh hưởng đến sức khỏe học tập Phải đủ các ý sau ở thân bài: 1. Giải thích vấn đề”

  1. Dàn ý
    *Mở bài: Nêu vấn đề: “Nghiện game ảnh hưởng đến sức khỏe học tập”
    *Thân bài:
    Định nghĩa của game:
    +Là trò chơi giải trí trên nền tảng công nghệ thông tin
    +Nhằm mục đích là để giải trí, giảm stress
    Định nghĩa của nghiện game:
    +Là khi chúng ta chơi nó quá nhiều, bỏ ăn, bỏ học, thức đêm chỉ để cày game
    +Nghiện đến nỗi không thể bỏ được, suốt ngày chỉ cắm đầu vào thiết bị điện tử để chơi game (điện thoại, ipad, máy tính)
    -Biểu hiện của nghiện game
    +Lười học, bỏ ăn, bỏ ngủ, không tiếp xúc với thế giới xung quanh
    +Cắm đầu vào internet nhiều giờ
    Nguyên nhân:
    +Chủ quan, bị người khác rủ rê, lôi kéo dẫn tới nghiện game
    -Hậu quả:
    +Tốn kém thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, làm việc
    +Có thể dẫn đến các bệnh về tâm lý (thần kinh, tự kỷ,…)
    -Biện pháp khắc phục:
    +Nên ra ngoài, tiếp xúc, giao tiếp nhiều với mọi người và môi trường bên ngoài
    +Sắp xếp thời gian hợp lý để chơi game
    *Kết bài:
    -Liên hệ bản thân:
    +Là học sinh nên khuyên nhủ bạn bè không nên chơi game quá nhiều
    +Biết kiểm soát thời gian hợp lý
    +Tránh xa các tệ nạn xã hội
    +Nên chăm chỉ học tập để cho bố mẹ, thầy cô vui lòng.
    -Chúc bạn học tốt!!!
    Cho mk hay nhất nhé
     

    Trả lời
  2. Mở bài
    – Game online là trò chơi thời thượng và rất phổ biến trong xã hội ngày nay.
    – Giới trẻ dễ sa vào nghiện game online và số người nghiện game online ngày càng có chiều hướng gia tăng.
    – Nghiện game online rất nguy hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
    Thân bài:
    – Thế nào là game online?
    + Game online – trò chơi trực tuyến (rất quyến rũ, lôi cuốn người chơi đặc biệt là giới trẻ bởi nội dung phong phú, đa dạng, li kì huyền ảo, hấp dẫn…).
    + Game online – bản thân nó không phải một điều xấu (cũng đem lại cho người chơi nhiều lợi ích như: giải trí, xả bớt căng thẳng, giết thời gian rảnh rỗi, thể hiện cá tính, mở rộng mối quan hệ, nhưng cái tiêu cực mà nó mang đến lại vô cùng nguy hại, ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn, thể xác của giới trẻ…).
    – Tình trạng nghiện game online của giới trẻ hiện nay: Giới trẻ hiện nay đã tìm đến game online và số người nghiện chúng ngày càng đông (coi chúng là bạn đồng hành, là niềm vui, sự sống… không thể thiếu, không thể xa rời; họ quên đi thế giới của thực tại, không quan tâm đến mục đích, lí tưởng, ước mơ, khát vọng sống mà chìm đắm trong thế giới ảo để đến với những mục đích, lí tưởng, ước mơ chỉ có trong thế giới của cổ tích).
    – Nguyên nhân:
    + Xã hội:
    +) Xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí của giới trẻ (chưa có nhiều sân vận động, nhà văn hóa, chưa có sân chơi công cộng với những trò chơi bổ ích, hấp dẫn, có tổ chức, có chương trình phong phú, phù hợp với thị hiếu, với lứa tuổi, với thời đại…).
    +) Game online ngày càng phát triển vượt bậc (do xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng được nâng cao đáp ứng, thỏa mãn như cầu chơi của giới trẻ).
    +) Xã hội chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lí các quán Internet và các hoạt động của họ, chưa kiểm soát được nội dung các game online…
    +) Game online đã trở thành trào lưu của xã hội hiện đại, có sức mạnh nội lực ghê gớm (có nhiều ưu thế mà các loại trò chơi khác không có được. Khi chơi có cả một cộng đồng cùng chơi bất kể họ đang ở đâu. Đặc biệt game online sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ mạng Internet để thiết kế… Nó hút hồn tất cả những ai không thật bản lĩnh, không thật vững vàng, thiếu sự hiểu biết, thiếu sự định hướng của xã hội, của những người có trách nhiệm…).
    + Gia đình: bận rộn, không kèm cặp được con cái, nuông chiều con, thiếu hiểu biết về game online (thái độ không đúng mực, không giúp con nhận thức đúng cũng không định hướng được cho con về mục đích chơi…).
    + Bạn bè: rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ…
    + Bản thân:
    +) Muốn tự khẳng định mình nhưng chưa có kinh nghiệm sống, rất dễ bị cám dỗ bởi những trò chơi mới lạ…
    +) Có cá tính, khôn ngoan, năng động, thích khám phá, hệ thống tư duy chưa được định hình, thiếu hiểu biết, ham chơi, dễ bị lừa phỉnh, thiếu bản lĩnh…
    +) Buồn chán do không được quan tâm, bị bỏ rơi hay có cảm giác bị bỏ rơi, hoặc bị mắng mỏ, hắt hủi, bị chê bai, hay gặp những chuyện buồn trong cuộc sống…
    – Hậu quả:
    + Tốn kém thời gian, tiền bạc, lơ là học tập…
    + Sức khỏe bị suy giảm dẫn đến suy nhược cơ thể, sinh nhiều bệnh nguy hiểm (trong đó có những căn bệnh về thần kinh rất tốn tiền điều trị, mất thời gian, khó chữa, có trường hợp dẫn đến cái chết…).
    + Bị tha hóa (khiến người ta quên đi tất cả, hờ hững xa lánh người thân, tính khí thất thường, ảnh hưởng đến phát triển nhân cách, băng hoại đạo đức, có thể dẫn đến phạm tội…).
    + Nhầm lẫn thực ảo, xa rời thực tế, ít quan tâm đến đời sống thực…
    + Nguồn nhân lực lao động trong tương lai bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội…
    – Biện pháp phòng chống:
    + Giáo dục giới trẻ sống lành mạnh, có lý tưởng, biết ước mơ và khao khát biến ước mơ thành hiện thực…
    + Giúp họ nhận thức đúng đắn mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng game online.
    + Nhà nước phải có những quy định chặt chẽ, có hệ thống về sản xuất chương trình, về dịch vụ kinh doanh game online và giám sát việc thực hiện có hiệu quả…
    + Gia đình dành thời gian quan tâm, chăm sóc, yêu thương, chia sẻ, cảm thông, tôn trọng con cái; không nuông chiều vô lối, cũng không quá khắc nghiệt, không ép con học quá sức…
    + Không lập tức cấm cản bằng thái độ gay gắt, hoặc quát mắng hay dùng vũ lực, dành nhiều thời gian gần gũi, khuyên bảo, quan tâm, giám sát, đưa đến các chuyên gia tư vấn và phòng khám tâm thần để điều trị…
    + Nhà trường động viên, giúp trẻ nhận thức được mặt tiêu cực của nghiện game online, giúp trẻ hòa nhập, vui chơi với các bạn cùng trang lứa, khích lệ các em làm những việc có ích…
    – Đề xuất: 
    + Xã hội cần quan tâm đến giới trẻ (tạo điều kiện cho họ có nhiều chỗ vui chơi, giải trí và được vui chơi, giải trí lành mạnh, giúp họ bộc lộ cá tính, năng lực một cách tự nhiên…
    + Chương trình học cần giảm tải, phương pháp dạy học tích cực (phát huy niềm đam mê học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Không tạo ra áp lực khiến học sinh chán nản dễ đẩy các em tìm đến game online để giải tỏa).
    + Các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con cái nhiều hơn…
    – Ý nghĩa của việc giúp mọi người nhận thức đúng đắn về game online:
    + Làm chủ được bản thân, không mắc nghiện.
    + Khai thác được mặt tích cực của game online: giải trí, rèn tư duy, xả stress…
    3. Kết bài:
    – Nghiện game online là đáng chê trách.
    – Muốn dân giàu, nước mạnh, cuộc sống bình yên, hạnh phúc mỗi cá nhân phải sống cuộc sống lành mạnh, chăm chỉ học tập, lao động, vươn tới mục tiêu sống có ích…
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới