Phân Tích Khổ 1 Bài Sang Thu ngắn gọn ai làm xong cho 5 sao

Phân Tích Khổ 1 Bài Sang Thu ngắn gọn
ai làm xong cho 5 sao

2 bình luận về “Phân Tích Khổ 1 Bài Sang Thu ngắn gọn ai làm xong cho 5 sao”

  1. Tác giả đã sử dụng nhiều động từ trong đoạn thơ giúp cho đoạn thơ trở nên đặc sắc. Động từ bỗng gợi tả cảm xúc bất ngờ trước hương thơm của ổi, là dấu hiệu đặc trưng của mùa thu.Gió se là làn gió khô heo mấy thoáng lạnh cho thấy cái đặc trưng của mùa thu bởi những cơn gió se lạnh đi qua.Biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ qua ngõ tạo cảm giác cố tình đi chậm để ngắm nhìn một thứ gì đó. Câu thơ cuối cùng tác giả không tả hẳn là sương đã về mà dùng từ “hình như” để tạo cái cảm giác bỡ ngỡ, bất ngờ trước sự giao mùa giữa mùa hè và mùa thu. Qua đó tác giả đã thể hiện rõ cảm xúc của mình trước sự chuyển biến nhịp nhàng của vạn vật qua 1 đoạn thơ.

    Trả lời
  2.     Qua bài thơ Sang Thu, Hữu Thỉnh đã vẽ lên những nét bút bằng cảm nhận tinh tế , những hình ảnh giàu sức gợi cảm. Trong đó , khổ thơ đầu tiên tác giả đã dùng sự cảm nhận tinh tế ấy để nêu lên những tín hiệu giao mùa. Mở đầu bài thơ Hữu Thỉnh đã lựa chọn hình ảnh hương ôi để làm tín hiệu giao mùa. Hương ổi được đi liền với từ “bỗng” để diễn tả cảm giác bất ngờ , ngỡ ngàng của nhà thơ. Và hương ối cũng được đi liền với động từ “phả” để diễn tả một mùi hương ngào ngạt , thơm ngát. Gợi cho ta liên tưởng đến vùng quê ở đồng bằng Bắc Bộ- quê hương của tác giả. Tiếp đó , nhà thơ đã sử dụng làn “gió se” để làm tín hiệu thứ hai. Làn “gió se” là ngọn gió hơi se se lạnh , hơi khô mang đặc trưng của mùa thu đất Bắc. Qua hai hình ảnh trên , tác giả lại tiếp tục tìm thêm một tín hiệu nữa để đánh giả khoảnh khắc giao mùa. Tác giả đã sử dụng hình ảnh những màn “sương chùng chình”. Từ láy chùng chình được nhà thơ nhân hóa lên để gợi lên dáng vẻ chầm chậm , cố ý chậm lại của màn sương , những làn sương ấy len lỏi vào từng con ngõ , con hẻm của vùng nông thôn đất bắc. Trước khoảnh khắc giao mùa ấy , thi nhân Hữu Thỉnh đã bối rối , không chắc chắn với cảm nhận của mình nên đx sử dụng thành phần biệt lập tình thái “hình như ” để thể hiện sự chưa chắc chắn lắm , nửa tin nửa ngờ vì mùa thu đã về. Qua những hình ảnh trên đã cho ta thấy được sự cảm nhận tinh tế của thi nhân lúc sang thu . 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới