tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình nguyễn duy trong bài thơ đò lèn, em hãy ghi lại cảm xúc, tâm trạng của mình khi đi lính

tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình nguyễn duy trong bài thơ đò lèn, em hãy ghi lại cảm xúc, tâm trạng của mình khi đi lính trở về và ra thăm mộ bà

1 bình luận về “tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình nguyễn duy trong bài thơ đò lèn, em hãy ghi lại cảm xúc, tâm trạng của mình khi đi lính”

  1. Là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ ca Việt Nam thời kì đổi mới, Nguyễn Duy được bạn đọc biết nhiều nhất với tập thơ “Mẹ và em” sáng tác năm 1987. Trong tập thơ phải kể đến “Đò lèn”, bài thơ tập trung những nét tiêu biểu trong phong cách thơ Nguyễn Duy: quan tâm đến cuộc sống, cội nguồn, đến những giá trị vĩnh hằng; thiết tha với số’ phận con người và chất triết lí thâm trầm hài hoà với chát hóm hỉnh dân dã… Bài thơ có khổ thơ kết thúc đầy xúc cảm:
    “Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
    dòng sống xưa vẫn bển lở bên bồi
    khi tôi biết thương bà thì đã muộn
    bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.”..
    Đò Lèn là một địa danh nối tiếng ở Thanh Hoá, quê hương của nhà thơ. Cùng với dòng suy tướng về người bà, kí ức tuối thơ gắn với địa danh thân thiết đã cho thấy cảm hứng cội nguồn là nét đẹp trong thơ Nguyễn Duy. Kí ức tuổi thơ gắn với mánh đất quê hương sống động, rưng rưng cảm xúc riêng tư.  bốn khố thơ trước là sự đối lập giữa bức tranh làng quê, thế giới riêng hồn nhiên, trong sáng, vô tư cúa cậu bé với cuộc sống lam lũ, vất vả của người bà. Kí ức hiện lên trong những trò chơi con trẻ: câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn, chơi đền, xem lề… lúc nào cùng thấp thoáng hình ảnh cùa bà bên cạnh. Sự chân thực của đời sống và cái nhìn yêu mến, xót xa pha chút hối hận của người cháu khiến cho hình ảnh người bà hiện lên gần gùi và có sức ám ảnh lớn. Bà hiện lên trong công việc mưu sinh tấn táo, vất vả: “mò cua xúc tép ở đồng Quan”, “gánh chè xanh Ba Trại”, “bán trứng ở ga Lèn”. Dáng đi “thập thững những đêm hàn” sao giông bà mẹ “bước cao thâ’p” trên con đường quê cùa Hoàng cầm đến vậy! Nó gợi dáng tần tảo của biết bao phụ nữ Việt Nam, chịu thương, chịu khó…
    Trong suốt quãng thời gian tuổi ấu thơ nhân vật tôi đã sống “trong suốt giữa hai bờ hư – thực”, giữa hư và thực, thế giới thánh thần, tiên phật cố’ tích và cuộc đời vất vá của bà. Trạng thái nhận thức ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên của một đứa trẻ đã khiến cậu bé trở nên vô tâm “đâu biết bà tôi cơ cực thế”; yêu mà không biết thương bà. Để rồi, khi tất cá đã qua đi, cậu bé con khi xưa đã trở thành một người trướng thảnh, giờ đây ngậm ngùi:
    “Tói đi lính, lâu không về quê ngoại
    dòng sống xưa vẫn bên lở, bên bồi
    khi tôi biết thương bà thì đã muộn
    bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”.
    Trải qua những miền kí ức vui buồn, khổ thơ là một lời thú nhận đầy xót xa. Khoảng cách từ “thuở nhỏ” đến “tôi đi lính”, lại được gia tăng thêm bởi dấu (…) đủ để biến một cậu bé vô tư đến vô tâm ngày xưa trở thành người lớn. Thực tế cuộc sống, những kinh nghiệm chiến đấu và sự từng trải đã giúp tác giá phá vỡ hoàn toàn thứ ảo tưởng ngây thơ thời con trẻ, nhận ra “bà tôi cơ cực thế”, nhận ra dáng thập thững những đêm hàn thì tất cả đã muộn, “bà chi còn là một nấm có thôi”.
    CHÚC BẠN HỌC TỐT!!
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới