đoạn văn 7 đến 10 dòng dẫn dắt đánh giá ND+NT khái quát khổ 1, 2, 3 của bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải

đoạn văn 7 đến 10 dòng dẫn dắt đánh giá ND+NT khái quát khổ 1, 2, 3 của bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải

2 bình luận về “đoạn văn 7 đến 10 dòng dẫn dắt đánh giá ND+NT khái quát khổ 1, 2, 3 của bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải”

  1. đáp án 
    giải thích bước giải:
    – Khổ 1: hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên
    • Các hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện tất cả là một bức tranh xuân thiên nhiên tươi đẹp tràn đầy sức sống
    • Tâm trạng của tác giả trân trọng nâng niu sự sống, tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất nước
    – Khổ 2, 3: mùa xuân của đất nước con người
    • Hình ảnh người cầm súng, người lao động tác giả đã nhắc đến hai đối tượng chính phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
    • Hình ảnh lộc là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và hình ảnh ẩn dụ hình ảnh đất nước bốn nghìn năm vất vả và gian lao gợi lại một quá trình xây dựng nước và giữ nước khó khăn của cả dân tộc
    • Tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đầy tươi đẹp rộn ràng
     
    C. Kết bài
    khẳng định giá trị của ba đoạn thơ 

    Trả lời
    • Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật sự trỗi dậy mạnh mẽ của sự sống, gây hiệu ứng đặc biệt về dáng vẻ của loài hoa mọc trên mặt nước.
    • “dòng sông xanh” đã mở ra một không gian mùa xuân rất khoáng đạt và rộng lớn, dòng sông ấy tượng trưng cho mặt đất phẳng lặng và và hiền hòa, đem đến sự trong trẻo, yên bình, tạo cảm giác thư thái, vui vẻ, tràn ngập sức sống, là màu xanh của cây cối xung quanh, là màu xanh của bầu trời bát ngát.
    • Sắc tím là biểu tượng của làng quê Việt Nam, liên tưởng đến xứ Huế mộng mơ với tà áo tím của những cô gái vùng đất kinh kỳ, nơi mà tác giả đã gắn bó và yêu thương cả cuộc đời.
    • Hai gam màu, một xanh một tím, sắc xanh làm nền, sắc tím trở thành nét chấm phá, tô điểm, gợi ra bức tranh xuân rực rỡ, sống động, đậm vị Huế thương, rất tự nhiên, hài hòa và nền nã dịu dàng.
    b. “Ơi con chim chiền chiện/Hót chi mà vang trời”:
    • Tiếng chim phá tan cái sự tĩnh lặng của cảnh vật, thổi vào không gian cái rạo rực, sôi động và yêu đời, mang đến không khí vui tươi, phấn khởi.
    • Tiếng chim chính là đại diện cho bầu trời, tiếng hót vang của loài chim đã mang đã mang ta đến một không gian rộng rãi và khoáng đạt thật sự đi theo cánh chim bay lượn.
    • Là lời cả thán tha thiết của nhà thơ trước sự thay đổi của thiên nhiên, sống dậy trong lòng người những rung cảm mạnh mẽ, thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu mùa xuân và cuộc đời sâu nặng, làm sống dậy cả một tâm hồn tưởng héo úa, khai mở trái tim, niềm vui sống, xóa mờ đi những đau đớn của bệnh tật và cái chết đang tới gần.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới