Nêu vấn đề đời sống về “dọn vệ sinh là của lao công ” ai làm vừa ý mik mik vote 5 sao và câu trả lời hay Giupws mik với mai m

Nêu vấn đề đời sống về “dọn vệ sinh là của lao công ”
ai làm vừa ý mik mik vote 5 sao và câu trả lời hay
Giupws mik với mai mik nộp rồi

2 bình luận về “Nêu vấn đề đời sống về “dọn vệ sinh là của lao công ” ai làm vừa ý mik mik vote 5 sao và câu trả lời hay Giupws mik với mai m”

  1. Giữ gìn sự sạch đẹp cho nơi mình ở là nghĩa vụ của mỗi công dân. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Theo ý kiến của bản thân, tôi cảm thấy quan điểm này rất sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức con người và xã hội.
    Đầu tiên, gìn giữ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải riêng ai. Trường học được coi như “ngôi nhà thứ hai” của học sinh. Vậy, với tư cách một thành viên trong “ngôi nhà” ấy, mỗi chúng ta cần biết tự dọn dẹp, làm sạch không gian sống của “gia đình” mình. Học sinh cũng được dạy dỗ, rèn luyện cho từ nhỏ về thói quen làm sạch nơi ở. Điều này có trong cả lời Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”. Ngoài ra, việc dọn dẹp vệ sinh còn mang đến sự phát triển tích cực cho người học. Nó sẽ giúp người trẻ rèn luyện thói quen dọn dẹp, từ đó nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cá nhân. Qua những buổi tổng vệ sinh được tổ chức, các học sinh còn có thể nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
    Việc suy nghĩ rằng trách nhiệm vệ sinh trường học chỉ thuộc về những người lao công đã gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Nó tạo ra thói quen ỷ lại cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Họ cho rằng việc vệ sinh là nhiệm vụ của người khác, từ đó thản nhiên bày bừa, xả rác mà không chịu dọn dẹp. Nếu cứ tiếp tục suy nghĩ ấy, con người sẽ dần trở nên lười biếng, phụ thuộc, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển của xã hội.
    Để hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực mà quan điểm trên mang lại, chúng ta rất cần có những giải pháp triệt để. Đầu tiên, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện ý thức cho bản thân. Trong một môi trường chung, nếu ai cũng nghĩ dọn dẹp không phải việc của mình thì sẽ chẳng có người nào chịu đứng lên hành động. Sự giáo dục và định hướng sớm của gia đình và trường học cũng là yếu tố quan trọng giúp cho con người hoàn thiện về nhận thức. Hãy cùng chung tay, chung sức phát triển cộng đồng, loại bỏ những quan điểm, định kiến tiêu cực, phiến diện.
    Việc vệ sinh trường học nói riêng và giữ gìn môi trường sống nói chung là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người. Mỗi cá nhân hãy tự nâng cao ý thức bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội văn minh, phát triển.

    Trả lời
  2. Vấn đề đời sống liên quan đến việc “dọn vệ sinh là của lao công” là một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện nay. Theo quan điểm của nhiều người, công việc dọn vệ sinh thường được giao cho lao công hoặc nhân viên vệ sinh, và đây thường được coi là một công việc thấp hèn và ít được tôn trọng.
    Tuy nhiên, việc dọn vệ sinh là một công việc rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo môi trường sống và làm việc sạch sẽ, an toàn và khỏe mạnh cho mọi người. Nếu không có những người làm công việc này, thì môi trường sống và làm việc sẽ trở nên bẩn thỉu, ô nhiễm và nguy hiểm cho sức khỏe.
    Do đó, chúng ta cần có một cách tiếp cận khác để đối xử với công việc dọn vệ sinh và những người làm công việc này. Thay vì coi đó là một công việc thấp hèn, chúng ta nên tôn trọng và đánh giá cao công việc này, và đảm bảo rằng những người làm công việc này được trả lương xứng đáng và có điều kiện làm việc tốt.
    Ngoài ra, chúng ta cũng nên tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn cho những người làm công việc dọn vệ sinh, bao gồm cung cấp đầy đủ trang thiết bị và sản phẩm làm sạch, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân viên, và đảm bảo rằng công việc này được phân công một cách công bằng và chính xác.
                                   _CHÚC BẠN HỌC TỐT_

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới