PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc- ghê- nhép)
Câu 1: Câu chuyện trên viết theo thể loại nào? ( 0,5 điểm)
A. truyền thuyết B. Truyện ngắn
C. Truyện cổ tích D.Truyện cười.
Câu 2: Câu chuyện trên sử dụng ngôi kể nào? ( 0,5 điểm)
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba
Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói đến tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể trong câu chuyện ? ( 0,5 điểm)
A. Khách quan C. Sinh động
B. Chân thực D. Linh hoạt
Câu 4: Qua hành động của nhân vật tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông thể hiện tình cảm gì của nhân vật tôi với ông lão ăn xin ? ( 0,5 điểm)
A. Quan tâm, đồng cảm. B. Cảm thông, chia sẻ.
C. Lo lắng, thương yêu. D. Đồng cảm, thương yêu.
Câu 5: Vì sao không nhận được gì từ nhân vật tôi nhưng ông lão ăn xin vẫn nở nụ cười ? ( 0,5 điểm)
A. Vì nhận được lời cảm ơn. B. Vì nhận được lời xin lỗi.
C. Vì nhận được sự tôn trọng. D. Vì nhận được sự động viên.
Câu 6: Chủ đề của văn bản nói lên điều gì ? ( 0,5 điểm)
A. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa con người với con người. B. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của nhân vật tôi.
C. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của nhân vật ông lão ăn xin. D. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ.
Câu 7: Theo suy luận của em, chi tiết nào có vai trò quan trọng trong diễn biến tiếp theo của câu chuyện ? ( 0,5 điểm)
A. Xin ông đừng giận cháu !
B. Cháu không có gì cho ông cả.
C. Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
D. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Câu 8: Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong câu sau: (0,5 điểm)
Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 9: Theo em, tại sao ở cuối truyện người ăn xin lại nở nụ cười và nói: Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. (1,0 điểm)
Câu 10: Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm)
Phần II Tạo lập văn bản (4 điểm)
Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nhất là tuổi học trò. Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện đẹp thì vẫn còn có những biểu hiện chưa đẹp.
Hãy viết một bài văn khoảng 1 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về tác hại của cách giao tiếp chưa đẹp, từ đó khuyên bạn bè giao tiếp sao cho phù hợp, xứng đáng là học sinh Thủ đô văn minh thanh lịch.

2 bình luận về “PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già.”

  1.  1-B,2-A,3-B,4-A,5-D,6-D,7-D,8-B,9
    CÂU 9:VÌ cậu bé không có cái gì cho ông lão về vật chất nhưng hành động và lời nói của cậu đã cho ông lão rất nhiều về tình thân. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, thương yêu nhau của những con người cùng cảnh ngộ.
    xl vì văn ko làm đc

    Trả lời
  2. Làm bài:
    Câu 1: B. Truyện ngắn
    Câu 2: A. ngôi thứ nhất
    Câu 3: B. Chân thực
    Câu 4: B.Cảm thông, chia sẻ
    Câu 5: C. Nhận được sự tôn trọng
    Câu 6: A. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa con người với con người.
    Câu 7: C. Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
    Câu 8: B. tả tơi
    Câu 9: Tuy cậu bé không có cái gì về vật chất cho ông lão nhưng hành động và lời nói của cậu đã cho ông lão rất nhiều về tình thân . Đó là sự cảm thông , chia sẻ và yêu thương nhau của những con người cùng cảnh ngộ .
    Câu 10: Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.
    Câu 11:                           bài làm
    Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.
    Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.
    Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.
    Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.
    Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.
    Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.
    Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.
    Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.
    Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.
    Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.
    Gửi bạn nha, đánh giá 5sao giúp mình với ạ

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới