Viết bài văn nói về học lệch chỉ học một số môn học yêu thích. Giúp em vs ajj

Viết bài văn nói về học lệch chỉ học một số môn học yêu thích. Giúp em vs ajj

1 bình luận về “Viết bài văn nói về học lệch chỉ học một số môn học yêu thích. Giúp em vs ajj”

  1. Học sinh là những cánh chim non, những chủ nhân tương lai của đất nước và trong tương lai sẽ đưa đất nước phát triển đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ việc học tập của học sinh đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa xác định đúng đắn được mục đích và động cơ học tập nên vẫn còn tình trạng học lệch diễn ra. 
    Học lệch thực ra chỉ là một hình thức học đối phó với thầy cô, đối phó với kỳ thi còn kiến thức hiểu biết sâu sắc về nó chắc hẳn không được đánh giá cao bởi lẽ những người học tốt, học giỏi là những người biết xâu chuỗi kiến thức trong mỗi bài học lại với nhau. Chính vì vậy, nhiều em học sinh lên tiếng rằng học tủ, làm bài tốt tại sao không tốt mà các em hoàn toàn không biết lý do của nó là gì? Tại sao bài làm của mình lại không được đánh giá cao? Câu trả lời hoàn toàn là do bài làm không có tính sáng tạo, không có tư duy tốt như những em học sinh khác.
    Rất nhiều em học sinh biết trước được điều đó nhưng các em vẫn học tủ,học lệch bởi lẽ có lẽ đó là truyền thống mà các em học được từ các bậc anh chị đi trước nó đã ngấm sâu vào các thế hệ học sinh sau này hoặc chính từ một số thầy cô trực tiếp giảng dạy. Điều quan trọng hơn nữa là các em tin rằng cũng có những người học tủ, học lệch với nhưng vẫn đạt số điểm cao trong các kỳ thi lớn.
    Thực trạng trên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, học sinh cho rằng các môn học khoa học tự nhiên có tính thực tế và giá trị thực tiễn cao hơn, mang lại cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai nhiều hơn, hấp dẫn hơn. Bởi vậy, thay vì chọn môn học, định hướng nghề nghiệp theo đam mê thì các em chạy theo những môn học có tính ứng dụng cao để có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Ý nghĩa quan trọng, chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục của những môn học thuộc ban xã hội và nhân văn hoàn toàn bị lãng quên. Thứ hai, có một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận, đó là cánh cửa vào ngành, vào nghề của các môn học khoa học xã hội và nhân văn đang rất hạn hẹp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tương lai. Thứ ba, từ lâu trong tâm lí phụ huynh và học sinh, các môn học như Văn, Sử, Địa đơn thuần chỉ là “học thuộc”, không cần đầu tư nhiều thời gian, công sức, chỉ cần vượt mức “trung bình” để qua môn. Ngoài ra, việc giảng dạy các môn học xã hội ở trường phổ thông còn nhiều bất cập, chủ yếu nặng về lí thuyết mà không chú trọng để học sinh trải nghiệm, thực hành, phương pháp dạy học phổ biến theo hướng truyền thống, đọc chép. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm bớt hứng thú và gây ra sự nhàm chán trong các tiết học.
    Chúng ta không thể phủ nhận vai trò và tính ứng dụng cao của các môn học “thời thượng” như Toán, Tin học, Ngoại ngữ, bởi đó là những môn học giúp chúng ta cập nhật và bắt kịp nhịp độ phát triển và xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời đại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta coi thường, xem nhẹ các môn học khác, bởi giữa các môn học luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau và mỗi một môn học đều có vai trò, ý nghĩa, sứ mệnh riêng. Chẳng hạn như nếu học tốt môn Ngữ văn, chúng ta sẽ có vốn từ vựng phong phú để giao tiếp, trình bày các quan điểm của bản thân một cách rõ ràng, lưu loát; đồng thời môn Văn còn là môn học giúp con người nuôi dưỡng và bồi đắp các giá trị tâm hồn trước sự lên ngôi của giá trị vật chất. Nếu am hiểu về lịch sử, chúng ta sẽ có thêm nhiều kiến thức để tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc,…. Để cải thiện tình trạng này, trước hết, chúng ta cần thay đổi những quan điểm tiêu cực, đồng thời nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa to lớn, quan trọng của các môn học xã hội và nhân văn. Đội ngũ giáo viên cần thay đổi không ngừng thay đổi, làm mới các phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú trong mỗi một tiết học nói riêng và đánh thức niềm đam mê đối với môn học nói chung. Đồng thời, cần thay đổi quan điểm, cách nhìn của phụ huynh, học sinh về vai trò, ý nghĩa quan trọng mà các môn học xã hội, nhân văn đem lại.
    Học lệch và ôn thi lệch là một phương pháp không hợp lý. Trái lại với học lệch và ôn thi lệch là học đồng đều với đam mê tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ và tối ưu nhất. Như tôi đã nói ở trên, học lệch giống như cái cây sống không đủ rễ vậy. Không đủ rễ không chỉ không phát triển vượt trội mà còn dễ bị quật ngã trước bão táp sóng gió của cuộc đời. Kiến thức, tri thức không bao giờ là thừa thãi. Hãy cố gắng lấp đầy nó để tự tin bước trên con đường mình đã chọn.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới