Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về tệ nạn nghiện game trong giới trẻ hiện nay(văn 8)

Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về tệ nạn nghiện game trong giới trẻ hiện nay(văn 8)

2 bình luận về “Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về tệ nạn nghiện game trong giới trẻ hiện nay(văn 8)”

  1. Thời đại 4.0, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, các trò chơi dân gian: ô ăn quan; đánh chắt, đánh chuyền; bịt mắt bắt dê….đã dần bị thay thế bằng những trò chơi với hình ảnh bắt mắt, âm thanh sống động vốn là thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Game chính là một trong những sản phẩm của trí tuệ co người. Đó là trò chơi trí tuệ, phát triển sự thông minh cho trẻ nhưng trên thực tế bện cạnh những tính năng tích cực đem lại như sự nhanh tay, nhanh mắt, phản xạ tư duy nhanh…thì trò chơi này cũng chính là “con dao hai lưỡi”, để lại hậu quả nặng nề và hệ luy ghê gớm khi “ nghiện” nó. Tháng 6- năm 2019, tổ chức y tế thế giới WHO, đã công nhận “nghiện game” là một căn bệnh xã hội.
    Chơi game đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của giới trẻ/ xã hội thời công nghệ 4.0. Những quán Net mọc lên như nấm. Khách hàng quen thuộc của những quán Net đó đủ mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là học sinh, sinh viên… Họ đến đó không phải chỉ để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà chủ yếu để chơi game, đấu game, cày game. Dọc các con phố lớn dễ dàng bắt gặp nhiều bạn trẻ vai đeo balo nhưng tay vẫn cầm điện thoại thông minh, mắt dán chặt vào trò chơi điện tử. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, điện thoại, Ipad…..mê mẩn với những trò chơi trên máy: ma thuật, liên minh, đột kích, truy kích, Bang bang……,quên thời gian, thậm chí bỏ học để chơi,  trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến game khiến gương mặt ngơ ngẩn, đờ đẫn như mất hồn… Cày game ban ngày chưa đủ còn cày đêm. Thậm chí họ “ tự nhốt mình” trong phòng riêng miệt mài cày game chỉ  để thành các game thủ….Họ có thể ăn, ngủ, chơi, sống cùng với game hay cáu gắt, dễ nổi nóng…
    Vậy nguyên nhân – hậu quả của hiện tượng trên là gì? Là do gia đình chưa quan tâm, quản lí sát sao để trẻ tiếp xúc rất sớm với điện thoại thông minh, chưa giáo dục thường xuyên để trẻ nhận thức được những mặt trái của trò chơi này. Dẫn đến việc trẻ dễ bị lôi kéo vào game – trò chơi hấp dẫn với nhiều hình ảnh, màu sắc âm thanh sống động. Nhà trường chưa có những giải pháp tư vấn, giáo dục kịp thời, nghiêm khắc  triệt để trong vấn đề sử dụng mạng xã hội, các phương tiện thông tin hiện đạià khiến trẻ sao nhãng học tập, kết quả sa sút, học kém, học dốt… Chính quyền chưa quản lí được những trò chơi giải trí trên các nền tảng xã hội mang tính chất bạo lực…chưa tạo ra  những sân chơi bổ ích, lành mạnh, gần gũi với thiên nhiênàgây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí, sức khoẻ và hình thành những hành vi tiêu cực . Song hơn tất cả là do các bạn trẻ chưa làm chủ được những ham muốn của bản thân, dễ bị lôi kéo, rủ rê… dẫn đến nghiện game mà nghiện game cũng giống như nghiện ma túy, nghiện sex… rất khó khó cai…Đó là một trong những con đường ngắn nhất dẫn đến các tệ nạn xã hội: trộm cắp, cướp giật,…..Tự đánh mất bản thân, tương lai của chính mình và ảnh hưởng đến cả gia đình, xã hội..
     Ở trường NS, lớp 7, có bạn học sinh vì nghiện game đã từng lấy cắp của bố mẹ 50 triệu đồng để mua thẻ…. Thời gian vừa qua, đã có hàng loạt vụ án mạng kinh hoàng do các đối tượng nghiện game là hung thủ. Hẳn các bạn còn nhớ một Lê Văn Luyện để có tiền nạp thẻ game sẵn sàng ra tay giết người cướp của; Một  Phạm Duy Quý – kẻ tâm thần và nghiện game đã cuồng sát giết cả gia đình tại Hải Dương…. Điều này dấy lên lo ngại về những hành động nguy hiểm của các đối tượng nghiện game trong xã hội.
    Vậy giải pháp để ngăn chặn thực trạng trên là gì? Là Gia đình, nhà trường, xã hội cần tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích gắn liền với thiên nhiên… Đặc biệt các sản phẩm game bạo lực phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý văn hóa phẩm của nhà nước.  Cần nhận thức được chơi game giống như con dao hai lưỡi, bên cạnh một số mặt tiện ích thì còn những mặt tiêu cực, độc hại… Rèn ý thức tự chủ, chơi những trò chơi điện tử lành mạnh để nó là một trong những công cụ giải trí tích cực. Chơi game không chỉ để biết về nó mà còn biết sử dụng nó đúng cách, làm chủ nó.
    Trò chơi điện tử (game online) là một vấn đề nóng cần được giải quyết trong xã hội của chúng ta, sức xâm nhập và tác hại đối với chúng ta là rất lớn. Quan trọng là chúng ta biết nhận thức điều chỉnh khi nào cần chơi và không quá say mê vào game, thay vì game nỗ lực trau dồi tri thức làm những việc với gia đình tham gia thể thao để sức khỏe được dồi dào cần phải vượt qua sự cám dỗ của nó ra sức học tập cho cuộc sống tươi đẹp và làm được nhiều việc đầy ý nghĩa hơn.

    Trả lời
  2. Tệ nạn nghiện game đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong giới trẻ. Có rất nhiều hệ lụy và tác động xấu của nghiện game đến cuộc sống và tương lai của những người bị ảnh hưởng.
    Trước hết, nghiện game có thể dẫn đến học tập kém, thiếu tập trung và kém hiệu quả trong công việc. Những người nghiện game thường dành nhiều thời gian và năng lượng cho trò chơi, bỏ qua những hoạt động khác như học tập, rèn luyện kỹ năng hay tham gia các hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự suy giảm khả năng tập trung, tư duy và sáng tạo, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và công việc.
    Ngoài ra, nghiện game cũng gây ra các vấn đề về tâm lý và sức khỏe. Những người nghiện game thường bị mất kiểm soát về thời gian chơi, gây ra sự căng thẳng và lo âu khi không thể truy cập vào trò chơi. Họ cũng có thể bị cô lập khỏi xã hội, mất đi mối quan hệ và giao tiếp xã hội, gây ra tình trạng cô đơn và trầm cảm. Nghiện game cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các vấn đề như bệnh thần kinh, đau đầu, đau mắt và đau lưng.
    Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có sự tham gia của cả xã hội. Các nhà lãnh đạo cần đưa ra các chính sách và quy định để hạn chế việc truy cập vào game, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra, cần có sự giáo dục và tư vấn cho người dùng về tác hại của nghiện game, cũng như các phương pháp để giúp họ giảm thiểu tác động xấu của trò chơi đối với sức khỏe và cuộc sống.
    Tóm lại, nghiện game đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong giới trẻ

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới