Viết đoạn văn (từ 7 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng kiên trì trong học tập và rèn luyện.
Viết đoạn văn (từ 7 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng kiên trì trong học tập và rèn luyện.
2 bình luận về “Viết đoạn văn (từ 7 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng kiên trì trong học tập và rèn luyện.”
Mẫu khác nhé:
Trong cuộc sống, chúng ta muốn đến được đích, muốn đạt được những giá trị tốt đẹp thì cần phải có lòng kiên nhẫn. Chính vì thế, ta có thể khẳng định: lòng kiên nhẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Lòng kiên nhẫn chính là sự kiên trì, nhẫn nại, cố gắng làm việc, thực hiện mục tiêu của mình cho dù gặp phải nhiều khó khăn, thử thách, sự cố trên hành trình đó. Lòng kiên trì vô cùng quan trọng với con người, là yếu tố không thể thiếu để góp phần làm nên sự thành công của mỗi người. Mỗi người có một khả năng, một giới hạn khác nhau, từ đó mức độ của lòng kiên nhẫn mỗi người cũng khác nhau. Kiên nhẫn không tự nhiên mà có, con người muốn có lòng kiên nhẫn thì cần nỗ lực học tập, rèn luyện ý chí, nghị lực, mục tiêu, thắng không kiêu, thua không nản, luôn giữ vững quyết tâm, tiến về phía trước. Bên cạnh đó, ta cũng cần biết xác định cho mình mục tiêu, lí tưởng sống, vì chỉ khi có ước mơ, khát vọng, ta mới có động lực để kiên nhẫn đi đến cuối con đường. Nếu không có lòng kiên nhẫn, ta sẽ dễ bỏ cuộc giữa chừng, không có lòng kiên nhẫn, ta sẽ buông xuôi mọi thứ, lâu dần sẽ bị tụt hậu và bị xã hội đào thải. Trong bối cảnh hòa nhập và phát triển chóng mặt như hiện nay, việc chúng ta kiên nhẫn, cầu toàn để tiến về phía trước là yếu tố tiên quyết để ta có được thành công. Hiểu được những giá trị, ý nghĩa to lớn của lòng kiên nhẫn, mỗi người học sinh chúng ta ngay từ hôm nay hãy rèn luyện cho bản thân mình sự kiên nhẫn bằng cách nỗ lực duy trì thói quen học tập thật tốt, sống có ước mơ, biết nỗ lực vươn lên để thực hiện ước mơ của mình, không bao giờ bỏ cuộc cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra. Cuộc sống vốn đã ngắn ngủi, ta không thể sống với những hối tiếc sau này chỉ vì bây giờ không kiên trì với mục tiêu mình đề ra, cuộc sống vốn ngắn ngủi, hãy sống hết mình để sau này nhìn lại không có gì phải hối tiếc.
Con người muốn trưởng thành và hoàn thiện bản thân mình thì cần rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác nhau. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà con người nói chung và giới trẻ nói riêng cần có đó chính là lòng kiên nhẫn. Kiên nhẫn là kiên trì, nhẫn lại, là việc ta cương quyết thực hiện một mục tiêu, kế hoạch hay một thói quen tốt nào đó trong một thời gian dài để mang lại hiệu quả cho bản thân. Kiên nhẫn giữa người với người là thái độ ta ân cần, nhẹ nhàng, điềm tĩnh trước người khác để lí giải, để giải thích và để giúp họ nhận ra những khuyết điểm của mình. Kiên nhẫn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Lòng kiên nhẫn chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người bởi lẽ khi có lòng kiên nhẫn ta mới có thể bền bỉ theo đuổi mục tiêu mình đề ra. Người không kiên nhẫn sẽ dễ dàng bị nản chí, bỏ cuộc, khi gặp vấp ngã khó đứng dậy để đi tiếp,… Những người này khó có được thành công trong cuộc sống và dễ bị xã hội đào thải. Lòng kiên nhẫn cũng giúp cho các ta ứng xử, sống với người khác được nhẹ nhàng hơn, từ đó giúp cho cuộc sống và mối quan hệ quanh ta thêm tốt đẹp hơn, đáng sống hơn, ý nghĩa hơn. Là một người trẻ, việc rèn luyện lòng kiên nhẫn cho bản thân mình vô cùng quan trọng, ta hãy luyện tính kiên nhẫn từ những điều nhỏ nhặt nhất như kiên nhẫn với mục tiêu của mình, kiên nhẫn duy trì thói quen tốt (dậy sớm, ngủ đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp,…) cho đến những điều lớn lao như kiên nhẫn theo đuổi ước mơ,… để giúp cho bản thân mình ngày càng tốt hơn, cống hiến được nhiều hơn cho xã hội trong tương lai. Hiểu được những lợi ích to lớn của lòng kiên nhẫn, mỗi chúng ta hãy rèn luyện tính kiên nhẫn cho bản thân mình ngay từ hôm nay để có thể hoàn thiện bản thân trong thời gian gần và tiến đến đạt được ước mơ xa. đây nhé
2 bình luận về “Viết đoạn văn (từ 7 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng kiên trì trong học tập và rèn luyện.”