Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết `*` Dàn ý : `-` Mở bài : Giới thiệu được món ăn `-` Thân bài : `+` Nguồn gốc `+` Nguyên l

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết
`*` Dàn ý :
`-` Mở bài : Giới thiệu được món ăn
`-` Thân bài :
`+` Nguồn gốc
`+` Nguyên liệu
`+` Phương pháp cách làm ( gói bánh , luộc bánh , ép bánh …. )
`+`Ý nghĩa món ăn
`-` Kết bài :
`+` Khẳng định lại giá trị của món ăn
( Khoảng 500 – 1000 chữ )

2 bình luận về “Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết `*` Dàn ý : `-` Mở bài : Giới thiệu được món ăn `-` Thân bài : `+` Nguồn gốc `+` Nguyên l”

  1.        Theo truyền thuyết đất Việt ta, mỗi năm lại đổi mới. Những với truyền thống bánh chưng bánh dày ngày Tết thì tất thảy ai ai cũng nói “đó là truyền thống đặc biệt, thay đổi không thể được”
            Theo ông cha ta kể lại, vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi dẹp giặc Ân vua đã hướng tới việc truyền ngôi. Nhưng vì đông con nên việc nối ngôi đối với vua là việc khó. Nên vua đã ra một cuộc thi, xem ai tìm được món ăn ngon thì sẽ nối ngôi cho người đó. Các người con khác đều đem người đi tìm của ngon vật lạ để làm. Riêng chỉ có hoàng tử thứ 18-Lang Liêu- là băn khoăn không biết chọn món gì để dâng vua. Một ngày khi đg ngủ, trong mơ, Lang Liêu đã được thần mách bảo là làm bánh chưng bánh dày. Vì thế Lang Liêu đã dâng vua 2 thứ bánh này. Chỉ với lá Dong, gạo nếp, đậu và thịt heo ta đã đủ nguyên liệu để làm nên món ăn này. Muốn có món bánh ngon thì ta phải chọn thứ gạo nếp ngon rồi đem đi vo kĩ. Sau khi xếp lá dong vào khuôn thì bắt đầu đổ gạo rồi thêm đậu thêm thịt rồi lại một lớp gạo nếp nữa. sau một đêm trông bếp thì ta đã có được những cái bánh chưng mềm dẻo. Khi ăn ta có thể chế biến theo nhiều cách, như đem đi rán, hoặc ăn luôn. Ta có thể ăn thêm củ cải muối cho đậm đà ngon miệng hơn. còn về món bánh dày. Đó là món ăn ngon. cũng vo gạo. Nhưng nó đặc biệt sau khi vo xong ta sẽ giã nhuyễn gạo sau khi đồ, và thêm đậu vào giữa rồi tiếng tục nặn rồi hấp thêm lần nữa cho chín hẳn bánh. Ý nghĩa của hai loại bánh này thì tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của Việt Nam. Đồng thời nó cũng nhấn mạnh về quan niệm lúa gạo của đất Việt ta. Bánh chưng là loại bánh có hình vuông vức nên thể hiện cho đất, cho đất nước ta. Còn bánh dày chó hình dạng tròn trịa như cách ta nhìn trời, nên nó tượng trưng cho trời. Bánh chưng âm dành cho mẹ, còn bánh dày dương lại dành cho cha. Trên mâm lễ cúng các Vua hùng, Bánh chưng thể hiện cho cha Rồng, bánh dày thể hiện cho mẹ Tiên, theo truyền thống đó là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này. Hai loại bánh này rất đặc biệt với ngày Tết nguyên đán. Ta dễ thấy vào mỗi dịp tết trên các mâm cơm ít nhất cũng có một cái bánh chưng xanh, một đĩa bánh dày. Đó là truyền thống của ta . Đất nước hình chữ S ở Châu Á. Nếu trước kia chỉ có những ngày Tết, lễ to thì mới có bánh trưng thì giờ đó lại thành món ăn thường ngày của người Việt, thi thoảng ta lại thấy nó có mặt trên mâm cơm gia đình.
               Bánh Chưng, bánh dày, một truyền thống đẹp của đất Việt ta.
                                                                                                              #mhanggcutiis1tg

    Trả lời
  2. @Giang
    Bánh chưng là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt. Với hương vị độc đáo, bánh chưng không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn mang trong mình giá trị văn hóa, kỷ niệm nhiều thế hệ qua.
    Bánh chưng có nguồn gốc từ thời kỳ Hùng Vương, ẩn chứa trong nó là câu chuyện về sự kiện giữa hai anh em họ vua Hùng. Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, đậu xanh và thịt mỡ heo. Trong đó, gạo nếp ngâm qua nước đêm, đậu xanh tách vỏ bỏ đầu, giữ lấy phần thịt đậu và hủy những hạt đen. Thịt heo sau khi rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ, tiêu và muối ướp qua để tạo thêm hương vị.
    Phương pháp làm bánh chưng rất đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu. Đầu tiên, lấy lá dong sạch, lau khô và lát thành hình vuông nhỏ, sau đó gập lại để tạo thành hình hộp. Sau đó, đổ nắm gạo vào giữa, rồi chần đậu xanh lên trên, tiếp đó là lớp thịt heo. Cuối cùng, thêm lớp gạo và đậu xanh, sau đó gấp hai đầu lá lên và sử dụng rơm hoặc dây thừng trói lại. Cho bánh vào nồi nước sôi luộc trong khoảng 10-12 giờ, sau đó bóc lá đồng ra sẽ có bánh chưng thơm ngon, đậm đà.
    Bánh chưng không chỉ là món ăn ngon mà còn mang trong mình giá trị truyền thống, êm đềm của Tết Nguyên Đán. Nó thể hiện sự đoàn kết, tình nghĩa của con cháu với ông bà, cha mẹ. Bánh chưng cũng biểu tượng cho sự sống, sự phát đạt và sự đoàn kết. Với nhiều người Việt Nam, mùi vị của bánh chưng còn đánh thức những kỷ niệm tuổi thơ về những ngày Tết vui tươi, gia đình sum vầy.
    Tóm lại, bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt. Với nguồn gốc, phương pháp làm và ý nghĩa của nó, bánh chưng mang trong mình giá trị văn hóa và tinh thần truyền thống sâu sắc. Quả thật, khi ăn bánh chưng, ta không chỉ được thưởng thức hương vị đặc trưng của món ăn mà còn cảm nhận được sự đoàn kết, tình nghĩa, tình cảm gia đình ấm áp và yên bình.
    #Chuccauhoctot

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới