Nhanh ạ ………………… cảm nhận của em về 2 khổ thơ 3,4 trong bài Viếng Lăng bác( LƯU Ý KO CHÉP MẠNG Ạ)

Nhanh ạ …………………

cảm nhận của em về 2 khổ thơ 3,4 trong bài Viếng Lăng bác( LƯU Ý KO CHÉP MẠNG Ạ)

1 bình luận về “Nhanh ạ ………………… cảm nhận của em về 2 khổ thơ 3,4 trong bài Viếng Lăng bác( LƯU Ý KO CHÉP MẠNG Ạ)”

  1. Bạn tham khảo:
             Trong khổ thơ thứ 3 và thứ 4 của bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương đã diễn tả cảm xúc khi vào trong lăng và khi phải rời lăng. Trước hết là tâm trặng đau xút, tiếc thương của nhà thơ khi đứng trước thi hài của Bác:
                “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
                  Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
                  Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
                  Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
    Không gian yên tĩnh, trang nghiêm với ánh sáng dịu nhẹ hiền hoà đã khắc hoạ hình ảnh Bác thanh thản bình yên như trong giấc ngủ ngàn thu. Biện pháp nói giảm nói tránh “giấc ngủ bình yên” làm giảm bớt đau thương, mất mát, Bác Hồ vẫn còn mãi trong tâm tưởng của người dân Việt Nam, Người chỉ chợp mắt sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi. Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng” mang nhiều ý nghĩa. Đó là tâm hồn trong sáng, dịu hiền mà thanh cao của Bác. Đó còn là người bạn tri kỉ của Bác Hồ trong suốt hành trình tìm đường cứu nước. Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” thể hiện Bác còn sống mãi với dân tộc Việt Nam, người như hoá thân vào thiên nhiên đất nước, trường tồn bất tử cùng non sông. Cặp quan hệ từ “vẫn biết … mà sao” thể hiện sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm của tác giả cùng nghệ thuật ẩn dụ “nghe nhói” càng thể hiện nỗi đau đớn tột cùng của nhà thơ khi nghĩ đến sự thật: Bác không còn nữa. Bên cạnh đó, Viễn Phương còn thể hiện cảm xúc lưu luyến khi phải rời lăng:
               “Mai về miền Nam thương trào nước mắt
                Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
                Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
                Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
    Từ chỉ thời gian “mai” kết hợp với từ chỉ địa danh “miền Nam” gợi khoảng cách chia xa. Cụm từ “thương trào nước mắt” làm cụ thể hoá nỗi nhớ da diết đồng thời gợi sự gắn bó của Bác với những con người miền Nam. Điệp từ “muốn làm” thể hiện ước nguyện dâng hiến thiết tha, mãnh liệt. Nhà thơ muốn làm con chim cất tiếng hót làm vui lăng Bác, muốn làm bông hoa đem hương sắc tô điểm cho vườn hoa ngát hương, muốn làm cây tre canh giữ giấc ngủ bình yên cho người. Hình ảnh “cây tre” được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng cùng biện pháp nhân hoá, ẩn dụ đã thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi đi theo con đường cách mạng mà Bác chọn. Tóm lại, bằng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc của mình khi đứng trước thi hài Bác và khi phải rời lăng, qua đó ta thấy tấm lòng biết ơn, niềm thành kính tự hào không chỉ của riêng nhà thơ mà là của toàn thể nhân dân Việt Nam dành cho “người cha” vĩ đại!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới