Cảm nhận bài thơ ngắm trăng: Trong tù không rượu, cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững

Cảm nhận bài thơ ngắm trăng:
Trong tù không rượu, cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

2 bình luận về “Cảm nhận bài thơ ngắm trăng: Trong tù không rượu, cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững”

  1. Hồ Chủ tịch được biết đến là vị lãnh tụ vĩ đại của người dân Việt Nam ta. Bên cạnh đó, Người cũng là một nhà văn, nhà thơ có khối lượng tác phẩm đồ sộ và nhiều bài nổi tiếng, có giá trị to lớn. Một trong số đó phải kể đến chính là bài thơ Ngắm trăng được trích từ tập Nhật kí trong tù.
    Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập “Nhật kí trong tù” được Bác sáng tác trong thời gian Người bị bắt giam và giải qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bài thơ ghi lại cảm xúc người vị lãnh tụ trong khoảng thời gian đầy khó khăn, thử thách nhưng vẫn làm toát lên tâm hồn, tinh thần lạc quan. Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh sống của Bác:
    Trong tù không rượu cũng không hoa
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
    Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Chỉ có người có tâm hồn lạc quan, mơ mộng với lối suy nghĩ tích cực mới có thể nhìn thấy vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên sau song sắt. Tâm hồn người thi sĩ như được tưới mát bởi cảnh đẹp đêm khuya. Dù lòng còn nhiều bộn bề nhưng không thể hững hờ trước cảnh đẹp ngay trước mắt mình.
    Trong khung cảnh đó, người thi sĩ như thả hồn mơ mộng, hòa hợp theo cảnh đẹp trước mắt:
    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
    Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm người. Trong mối tương giao tri kỉ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Hai câu thơ được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ.
    Bài thơ Ngắm trăng đã thể hiện tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng, cả hai đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Bài thơ cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú cho nền văn học Việt 

    Trả lời
  2.                                             Bài làm
          Mỗi một tác phẩm văn học như là một thước phim tái hiện lại một thời kì lịch sử của dân tộc,những thước phim ấy đã giúp bạn đọc nhận ra những giá trị chân – thiện – mĩ. “Ngắm Trăng” của chủ tịch “Hồ Chí Minh” là một trong những tác phẩm như thế.Bài thơ ra đời để thể hiện phong thái ung dung,tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên của Bác trong cảnh tù đày.
                             “Trong tù không rượu, cũng không hoa
                              Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
                              Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
                              Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
         Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh ngắm trăng của Bác được thể hiện qua hai câu thơ đầu:
                            “Trong tù không rượu,cũng không hoa
                              Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
    Trong hai câu thơ trên,tác giả đã sử dùng thành công biện pháp tu từ liệt kê,điệp ngữ.Liệt kê ở hình ảnh: “rượu,hoa,…”;điệp ngữ ở từ “không” được điệp lại hai lần. Với việc sử dụng thành công biện pháp tu từ liệt kê kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ,tác giả đã nhấn mạnh và làm nổi bật sự thiếu thốn về mọi mặt của Bác,không có “rượu” cũng chẳng có “hoa”.Bởi vậy mà cảnh trăng đẹp đã làm cho Bác cảm thấy bối rối,áy náy.Chính cái bối rối vô cùng nghệ sẽ ấy cho ta thấy được tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người.Quên đi cảnh thiếu thốn đọa đày nơi tù ngục để khao khát được thưởng thức trọn vẹn cảnh trăng đẹp.Qua đó cho chúng ta thấy được tình yêu của Bác đối với thiên nhiên quả là mãnh liệt.
          Nổi bật nhất trong bài là tâm trạng của Bác được thể hiện qua hai câu thơ cuối:
                              “Người ngăm trăng soi ngoài cửa sổ
                                Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
    Trong hai câu thơ trên,tác giả sử dụng thành công biện pháp tu tự điệp ngữ,nhân hóa.Điệp ngữ ở từ “ngắm” được điệp lại hai lần,nhân hóa ở hình ảnh: “Trăng” biết “nhòn,ngắm”.Với việc sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa,tác giả đã khiến cho vầng trăng trở lên gần gũi,sinh động,có hồn,có tình cảm giống như con người.Bác đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để tìm đến ngắm vầng trăng giữa bầu trời cao rộng. Và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến “ngắm nhà thơ”. Kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ,tác giả đã tạo nên một mối quan hệ tri âm,tri kỉ giữa người và trăng.Cả hai đã tự chủ động tìm đến nhau,lặng lẽ ngắm nhau say đắm,bất chấp song sắt nhà tù.Nhà tù là hiện thực tàn bạo và đen tối,vầng trăng trên bầu trời là thế giới là thế giới của cái đẹp,của tự do và ánh sáng.Chính bởi vậy mà song sắt nhà tù không thể nào ngăn cản nổi tâm hồn của người nghệ sĩ tìm đến với cái đẹp,với tự do và ánh sáng.Qua đó thể hiện một phong thái ung dung,tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đày.
             Bài thơ hay là do bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo của người nghệ sĩ và chủ tịch Hồ Chí Minh là một nghệ sĩ ngôn từ điêu luyện bởi Bác đã sử dụng thành công thể thơ thât ngôn tứ tuyệt,ngôn ngữ thơ: giàu hình ảnh, kết hợp với biện pháp tu từ: liệt kê,nhân hóa,điệp ngữ,… để tạo lên sự thành công cho tác phẩm.Chính vì thế mà “bài thơ hay là hay cả hồn lẫn xác”.
            Bài thơ như là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình thơ cả của chủ tịch Hồ Chí Minh bởi trong đó ta bắt gặp được một phong thái ung dung,tinh thần lạc quan và một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Bác.Để từ đó gợi nhắc bạn đọc bài học về tình yêu quê hương,đất nước và lối sống hòa hợp với thiên nhiên.Đồng thời nhắc nhở chúng ta cần phải sống có trách nhiệm với quê hương,đất nước.
           Một cốt truyện khô khan,một hồn thơ tẻ nhạt liệu có thể vượt qua được mọi sự băng hoại của thời gian?Bởi thời gian làm biến tan đi mọi thứ nhưng những gì gọi là nghệ thuật đích thức sẽ trường tồn cùng thời gian.”Ngắm Trăng” của chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật.Bài thơ ra đời để thể hiện phong thái ung dung,tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên của Bác trong cảnh tù đày. Chính bởi vậy mà bài thơ (nói riêng) và sự nghiệp sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh (nói chung) đã vượt qua được mọi sự băng hoại của thời gian và trường tồn cùng năm tháng.
    $#nhuy1382006$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới