ĐỀ 6.I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em r

ĐỀ 6.I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.Thấy vậy, bốn người con cùng nói:- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!Người cha liền bảo:- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. (Theo Ngụ ngôn Việt Nam)Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện bó đũa thuộc thể loại nào?
A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích
C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười
Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người cha B. Lời của người kể chuyện
C. Lời của người em gái D. Lời của người anh cả
Câu 3. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao?
A. Khóc thương B. Tức giận
C. Thờ ơ D. Buồn phiền
Câu 4. Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
A. Họ chưa dùng hết sức để bẻ B. Không ai muốn bẻ cả
C. Cầm cả bó đũa mà bẻ D. Bó đũa được làm bằng kim loại
Câu 5. Người cha đã làm gì để răn dạy các con?
A. Cho thừa hưởng cả gia tài B. Lấy ví dụ về bó đũa
C. Trách phạt D. Giảng giải đạo lý của cha ông
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. bổ sung ý nghĩa gì?
A. Thời gian B. Nơi chốn
C. Cách thức D. Mục đích
Câu 7. Từ đoàn kết trái nghĩa với từ nào?
A. Đùm bọc B. Chia rẽ
C. Yêu thương D. Giúp đỡ
Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với Câu chuyện bó đũa?
A. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.
B. Ca ngợi tình cảm anh, em đoàn kết, thương yêu nhau.
C. Giải thích các bước bẻ đũa. D. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
Câu 9. Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất?
Câu 10. Cách dạy con của người cha có gì đặc biệt?

2 bình luận về “ĐỀ 6.I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em r”

  1. Câu 1:C
    Câu 2:B
    Câu 3:D
    Câu 4:C
    Câu 5:B
    Câu 6:A
    Câu 7:B
    Câu 8:B
    Câu 9:
    -Mỗi chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia với nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh phi thường, cùng nhau giải quyết tốt những vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
    – Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, tạo nên một xã hội đoàn kết, giàu tình nhân ái,…
    – Trong cuộc sống, nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô độc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy.
    Câu 10:
    – Cách dạy của người cha có ý nghĩa sâu sắc về tinh thần đoàn kết.
    – Muốn nói rằng anh em trong một gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
    —> Cách dạy con của người cha trong câu chuyện rất thông minh và khôn khéo.

    Trả lời
  2. C1. C. Truyện ngụ ngôn
    C2. B. Lời của người kể chuyện
    C3. D. Buồn phiền
    C4. C. Cầm cả bó đũa mà bẻ
    C5. D. Giảng giải đạo lý của cha ông
    C6. A. Thời gian
    C7. B. Chia rẽ
    C8. B. Ca ngợi tình cảm anh, em đoàn kết, thương yêu nhau.
    C9. Chúng ta cần luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải đoàn kết để không bị người khác chia rẽ.
    C10. Đó là qua hành động để chứng minh được cách dạy dỗ, giải giảng đạo lý.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới