những hành động cụ thể để phát huy truyền thống nuống nước nhớ nguồn
những hành động cụ thể để phát huy truyền thống nuống nước nhớ nguồn
1 bình luận về “những hành động cụ thể để phát huy truyền thống nuống nước nhớ nguồn”
Hành đông cụ thể để phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn:
-Đối với cha mẹ, khi ta đã trưởng thành, đi làm có lương ta có thể mua tặng cha mẹ mình một món quà nào đó để thể hiện sự quan tâm, lòng hiếu thảo của mình.Hay khi cha mẹ già yếu,không có sức khỏe để lao động nữa, ta nên đền đáp công ơn đó bằng cách làm chỗ dựa thật vững chắc cho cha mẹ nương tựa.
– Những người thầy, người cô đã dìu dắt, dạy dỗ cho chúng ta kiến thức, tiếp thêm cho chúng ta những ước mơ trong sự nghiệp, đó cũng là những người ta không được phép quên.Đơn giản có thể chỉ là những tin nhắn hỏi thăm, những lời chúc nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay những bó hoa tươi thắm kèm theo những dòng chữ chúc mừng.Chỉ cần những hành động nhỏ nhặt đó nhưng đã đem lại nụ cười, tạo sự gắn kết yêu thương giữa con người với nhau và thực sự nó có ý nghĩa rất lớn, mang đậm tính nhân văn.
Bài làm cụ thể:
Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và là một nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, từ bao đời nay qua bao thế hệ, truyền thống đó luôn được giữ gìn và phát huy.Và đã có biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ được ông cha ta đúc kết lại để nói về nét đẹp ấy, trong đó có câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” khá quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Qua câu tục ngữ, tôi hoàn toàn tán thành với nội dung tư tưởng mà ông cha ta muốn gửi gắm.
Câu tục ngữ ngắn gọn mà chứa đựng nhiều ý nghĩa, nó không đơn thuần chỉ nói về lớp nghĩa thực: là nguồn gốc của nguồn nước thiên nhiên đã ban tặng cho con người, để mọi người có được dòng nước thực dụng hàng ngày như ăn uống, tắm giặt,sinh hoạt,…Và mỗi lần sử dụng dòng nước ấy, con người sẽ luôn nhớ tới và thầm biết ơn thiên nhiên đã cho ta những nguồn nước quý giá đó. Mà sâu xa hơn, đó chính là lời nhắn nhủ của ông cha ta muốn con cháu thế hệ sau: phải biết ghi nhớ công ơn, những tình cảm, những hành động hay việc làm mà người khác đã giúp đỡ mình,đã hi sinh cống hiến để mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mình.Đấy mới là giá trị lâu bền, là nền tảng xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội.
Sở dĩ Tôi tán thành với ý kiến bài học sâu sắc từ câu tục ngữ vì: thông điệp từ câu tục ngữ thể hiện hành động đẹp, một nghĩa cử chỉ đẹp mà ông cha ta đó đúc kết lại bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó.
Mọi thành quả, giá trị đều được tạo dựng bởi sức lao động, mồ hôi, xương máu của con người nên biết ơn, trân trọng công lao của người đi trước là thái độ mà mỗi người cần có. Khi biết trân trọng, tri ân những người tạo ra “trái ngọt”, chúng ta sẽ trở thành những con người sống tình nghĩa, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Tuy nhiên lòng biết ơn cân được xuất phát từ tấm lòng chân thành, sự biết ơn đối với những người đã dùng tâm sức để gây dựng thành quả. Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp giúp gắn kết giữa con người với con người, tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết.
Có thể nói rằng, trong mỗi chúng không có một thành quả nào tự nhiên mà có nếu như không có sức lao động của một ai đó tạo nên. Công lao ấy có thể đơn giản chỉ là những lời động viên hay sự định hướng đúng đắn, cũng có thể là sự hỗ trợ về kinh tế để làm bước đệm khi chúng ta muốn tiến xa hơn…Nghe có vẻ đơn giản, nhưng sợi nên bước ngoặt mới cho mỗi người.
Mỗi chúng ta, không phải tự nhiên ta được sinh ra trên cuộc đời này, đó là công lao của cha mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau và nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta khôn lớn thành người.Nếu không có cha mẹ thì làm sao có chúng ta, vậy nên, Công Ơn Sinh Thành dạy dỗ ta phải luôn ghi nhớ trong tận đáy lòng, không những biết ơn mà ta nên báo đáp cho trọn vẹn trong chưa hiểu. Ví dụ như, khi ta đã trưởng thành, đi làm có lương ta có thể mua tặng cha mẹ mình một món quà nào đó để thể hiện sự quan tâm, lòng hiếu thảo của mình.Hay khi cha mẹ già yếu,không có sức khỏe để lao động nữa, ta nên đền đáp công ơn đó bằng cách làm chỗ dựa thật vững chắc cho cha mẹ nương tựa.
Đó là trong gia đình. Còn ngoài xã hội thì sao? Những người thầy, người cô đã dìu dắt, dạy dỗ cho chúng ta kiến thức, tiếp thêm cho chúng ta những ước mơ trong sự nghiệp, đó cũng là những người ta không được phép quên.Đơn giản có thể chỉ là những tin nhắn hỏi thăm, những lời chúc nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay những bó hoa tươi thắm kèm theo những dòng chữ chúc mừng.Chỉ cần những hành động nhỏ nhặt đó nhưng đã đem lại nụ cười, tạo sự gắn kết yêu thương giữa con người với nhau và thực sự nó có ý nghĩa rất lớn, mang đậm tính nhân văn.
Nhưng trong thực tế, cũng có một số người đã đánh mất đi cái đạo lý ấy, Sẵn sàng phản bội, “ăn cháo đá bát” với những người đã từng giúp đỡ mình. Đó là những người ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân và họ sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình. Chúng ta cần lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những truyền thống tốt đẹp đó.
Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc. Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, biết ơn những đóng góp, khi sinh của thế hệ đi trước để chúng ta có cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay.Có ý thức học tập, rèn luyện và đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước.
Câu tục ngữ” uống nước nhớ nguồn” đã dạy cho con người hiểu rõ hơn về lòng biết ơn, về sự báo đáp với những người đã có công lao giúp đỡ mình.Chúng ta là những người thế hệ sau nên có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó để tạo nên một xã hội văn minh hơn, lịch sự hơn, góp phần làm cho đất nước phát triển phồn vinh hơn.
1 bình luận về “những hành động cụ thể để phát huy truyền thống nuống nước nhớ nguồn”