Chỉ với hai từ cảm ơn hay xin lỗi ấy, những mâu thuẫn, xích mích phút chốc cũng sẽ được xóa tan, khiến mọi người trở nên g

Chỉ với hai từ cảm ơn hay xin lỗi ấy, những mâu thuẫn, xích mích phút chốc cũng sẽ được xóa tan, khiến mọi người trở nên gần gũi và thân thiết hơn. Bản thân người xin lỗi, cảm ơn sẽ thấy lòng mình trở nên thanh thản, nhẹ nhõm. Về phía người nhận lời xin lỗi, cảm ơn, họ cũng cảm thấy ấm lòng, bao dung, độ lượng hơn. Quan trọng hơn, nói cảm ơn và xin lỗi đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác…

Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu xin lỗi từ một anh thanh niên vừa va phải bạn

Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn và tiết kiệm lời xin lỗi, hãy nói cảm ơn và xin lỗi khi cần thiết. Bởi lẽ, lòng biết ơn thầm lặng không có mấy tác dụng với ai (G.B.Stern) và Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn im lặng (Stephen Gosson)…

(Tản mạn về văn hóa cảm ơnvà xin lỗi, Lê Đức Trung)

Câu 1 (0,5đ). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 (0,5đ). Theo tác giả, cám ơn, xin lỗi có tác dụng gì?

Câu 3 (1đ). Biện pháp tu nào được sử dụng trong câu: Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu xin lỗi từ một anh thanh niên vừa va phải bạn? Nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó?

Câu 4 (1đ). Nêu 01 bài học/ thông điệp em rút ra từ đoạn trích.

1 bình luận về “Chỉ với hai từ cảm ơn hay xin lỗi ấy, những mâu thuẫn, xích mích phút chốc cũng sẽ được xóa tan, khiến mọi người trở nên g”

Viết một bình luận

Câu hỏi mới