Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (Từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng 0,5đ) [] – Thưa ngài giáo

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (Từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng 0,5đ)
[]
– Thưa ngài giáo sư, ngài hãy nhìn xem biển có phải là một sinh vật không? Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta và giờ đây đang tỉnh dậy, khoan khoái sau một giấc ngủ ngon! Nê-mô chẳng chào hỏi gì. Hình như con người bí hiểm này đang tiếp tục một câu chuyện bị bỏ dở. Ông ta nói:
– Giáo sư nhìn xem: đại dương tỉnh giấc dưới ánh nắng dịu hiền. Nó bắt đầu cuộc sống ban ngày. Thật kỳ thú khi quan sát những biểu hiện đầy sức sống của cơ thể nó! Biển có tim, có mạch máu, và tôi hoàn toàn đồng ý với nhà bác học Mô-ri, người đã phát hiện ra rằng nước ở đại dương cũng tuần hoàn, hệt như sự tuần hoàn của máu trong cơ thể sống. Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu vâng, tất nhiên, rất đúng trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu.
[] Và cuộc sống thật sự là ở đây, chỉ ở đây thôi! Tôi tin là có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển cứ mỗi sáng lại nổi lên mặt nước để dự trữ không khí trong lành giống như tàu Nau-ti-lux. Những thành phố độc lập, những thành phố tự do
(TríchHai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ)
Câu 1.Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?
A.Ngôi thứ nhất
B.Ngôi thứ ba
C.Đan xen ngôi thứ nhất và thứ ba
D.Không xác định được ngôi kể
Câu 2.Cuộc trò chuyện trong đoạn trích là của các nhân vật nào?
A.Nhân vật Mê-mô và Mô-ri
B.Nhân vật giáo sư và Nê-mô
C.Nhân vật Mô-ri và giáo sư
D.Nhân vật Nê-mô và Nau-ti-lux
Câu 3.Hai vạn dặm dưới đáy biểncủa Giuyn Véc-nơ là Truyện khoa học viễn tưởng, đúng hay sai?
A.Đúng B.Sai
Câu 4.Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích được gọi là gì?
A.Người hoang tưởng B.Người thiên tài
C.Người bí hiểm D.Người nói nhiều
Câu 5.Đề tài mà đoạn trích (phần ngữ liệu) trongHai vạn dặm dưới đáy biểncủa Giuyn Véc-nơ phản ánh là gì?
A.Công nghệ tương lai B.Khám phá đại dương
C.Người ngoài hành tinh D.Khám phá lòng đất
Câu 6.Nhà bác học Mô-ri đã phát hiện ra điều gì sau đây?
A.Biển cũng phải là một sinh vật
B.Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền
C.Nước ở đại dương cũng tuần hoàn
D.Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta
Câu 7.Dấu ngoặc kép trong câu:Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu vâng, tất nhiên, rất đúng trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu.Có tác dụng gì?
A.Dấu ngoặc kép thường được dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
B.Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai
C.Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
D.Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san dẫn trong câu văn
Câu 8.Tác phẩmHai vạn dặm dưới đáy biểncủa Giuyn Véc-nơ ra đời năm 1870, cách nay hơn 150 năm, từ lúc đó nhân vật giáo sư đã tin vào điều gì của con người mà hiện nay đã và đang trở thành hiện thực?
A.Con người có khả năng đặt chân lên mặt trăng, bay vào vũ trụ
B.Có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển
C.Có khả năng tạo ra các phương tiện, thiết bị đạt tốc độ siêu nhanh
D.Có khả năng khai thác năng lượng từ sức gió, ánh sáng mặt trời

1 bình luận về “Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (Từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng 0,5đ) [] – Thưa ngài giáo”

  1. Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?
    → A. Ngôi thứ nhất
    ⇒ Ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi”.
    Câu 2: Cuộc trò chuyện trong đoạn trích là của các nhân vật nào?
    → B. Nhân vật giáo sư và Nê – mô
    ⇒ Dẫn chứng: 
    + Thưa ngài giáo sư, ngài hãy nhìn xem biển có phải là một sinh vật không?
    + Nê – mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu vâng, tất nhiên, rất đúng trống rỗng thì thật là thừa.
    Câu 3: Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc – nơ là truyện KHVT đúng hay sai?
    → A. Đúng
    ⇒ Hai vạn dặm dưới đáy biển là truyện KHVT vì truyện kể về sự vật, hiện tượng tưởng tượng dựa trên sự thật khoa học.
    Câu 4: Thuyền trưởng Nê – mô trong đoạn trích được gọi là gì?
    → C. Người bí hiểm
    ⇒ Dẫn chứng: Hình như con người bí hiểm này đang tiếp tục một câu chuyện bị bỏ dở.
    Câu 5: Đề tài mà đoạn trích (phần ngữ liệu) trong Hai vạn dặm dưới đáy biển phản ánh là gì?
    → A. Công nghệ tương lai 
    ⇒ Dẫn chứng: Tôi tin là có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những toà nhà ngầm dưới biển cứ mỗi sáng lại nổi lên mặt nước để dự trữ không khí trong lành giống như tàu No – ti – lớt.
    Câu 6: Nhà bác học Mô – ri đã phát hiện ra điều gì sau đây?
    → C. Nước ở đại dương cũng tuần hoàn
    ⇒ Dẫn chứng: Thật kỳ thú khi quan sát những biểu hiện đầy sức sống của cơ thể nó! Biển có tim, có mạch máu, và tôi hoàn toàn đồng ý với nhà bác học Mô – ri, người đã phát hiện ra rằng nước ở đại dương cũng tuần hoàn, hệt như sự tuần hoàn của máu trong cơ thể sống.
    Câu 7: Dấu ngoặc kép trong câu: “Nê – mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu ngắt lời ông ta bằng nhiều câu vâng, tất nhiên, rất đúng trống rỗng thì thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu”. Có tác dụng gì?
    → A. Dấu ngoặc kép thường được dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
    Câu 8: Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc – nơ ra đời năm 1870, cách nay hơn 150 năm, từ lúc đó nhân vật giáo sư đã tin vào điều gì của con người mà hiện nay đã và đang trở thành hiện thực?
    → B. Có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới