viết bài văn về bài học bài thơ Con Là

viết bài văn về bài học bài thơ Con Là

2 bình luận về “viết bài văn về bài học bài thơ Con Là”

  1. viết bài văn về bài học bài thơ Con Là:
    Đây là bài thơ do tác giả Y Phương đã sáng tác có tên gọi, con là. Chính sự giản đơn ấy, khiến cho tình cảm của người cha trong bài thơ càng trở nên thuần khiết và dễ cảm nhận hơn. Người cha ấy xem đứa con là tất cả. Con là niềm vui cũng là nỗi buồn của cha. Con cũng là sợi dây gắn kết cho hạnh phúc của cha và mẹ. Hình ảnh so sánh tương phản thú vị mà nhà thơ sử dụng, như “nhỏ bằng hạt vừng” nhưng “ăn mãi không bao giờ hết”, đã gián tiếp bộc lộ sự quan trọng của con đối với người cha.Trong trái tim người cha, con tuy thật bé nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. Bởi con là niềm vui, là nỗi buồn, là sợi dây hạnh phúc. Nếu thiếu con thì cuộc đời cha còn lại những gì? Chỉ qua những hình ảnh mộc mạc và giản dị ấy thôi, mà em cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà người cha dành cho con mình. Tình cảm ấy không nồng nhiệt và bộc trực như tình mẹ, mà ấm áp, bao dung, vững chãi như ngọn núi Thái Sơn cao lớn vời vợi. Người con như một viên ngọc vô giá mà người cha may mắn có được. Ông sẽ làm tất cả, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con được hạnh phúc, đủ đầy. bài thơ cho ta thấy tình nghĩa cha con thật cảm động.

    Trả lời
  2.  Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài học lớn nhất cha dạy con là phải yêu quê hương, yêu lấy cội nguồn gốc rễ của mình và yêu lấy “người đồng mình”. Thời gian trôi qua, con trưởng thành và khôn lớn trong nhịp sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Người cha còn nhắn nhủ đến con phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Đó là những lời nhắn nhủ yêu thương của cha dành cho con, là bài học đầu đời để con khắc ghi về tình yêu với thiên nhiên và con người quê hương chan chứa nghĩa tình cảm này

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới