Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

2 bình luận về “Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim””

  1. Trong xã hội ngày nay, chúng ta đều muốn đạt được thành công và những mục tiêu đã đề ra. Muốn thực hiện được điều đó thì chúng ta phải có lòng bền bỉ, nỗ lực không ngừng. Chính vì điều đó nên ông cha ta mới có câu:” Có công mài sắt có ngày nên kim”, một lời khuyên đúng đắn khuyên dạy con cháu phải có tính kiên trì, bền bỉ. Sắt là một vật liệu cứng, rất khó mài và tốn mất rất nhiều thời gian, kim là một đồ vật rất nhỏ bé dùng để khâu vá vải. Từ một thỏi sắt cứng và to mà muốn mài thành một cây kim nhỏ bé cần tốn rất nhiều thòi gian, công sức. Việc mài sắt thành kim chính là việc thử thách lòng bền bỉ của con người từ đó răn dạy cho đời con ông cháu cha, từ đó khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại khi làm gì cũng phải bền bỉ chỉ cần kiên trì thì nhất định sẽ thành công.
     Câu tục ngữ được tạo nên từ những từ ngữ rất đơn giản nhưng lại mang một hàm ý rất sâu sắc, một ý nghĩa vô cùng sâu sắc và cần thiết cho thế hệ sau. Thành công không phải là một thứ tự nhiên từ trên trời rơi xuống, không thể tự nhiên thành tài. Những người càng chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu, tiếp thu, trau dồi thêm kiến thức thì cành được mở mang kiến thức và đạt được thành công trong cuộc sống. Khi chúng ta lười biếng, ỷ lại có người khác giúp đỡ, thì khi đó càng dựa dẫm vào người khác thì khi đó chúng ta sẽ dần dần bị lạc hâu, tụt lùi về phía sau một cách nhanh chóng. Cần có chăm chỉ, bền bỉ thì sự thành công, thành tựu kia mới có chắc trong tay được. Một khi mà ta rèn luyện ý chí, nghị lực, chăm chỉ và kiên trì thì từ đó sẽ không bao giờ có thể sợ bị vấp ngã. Tinh kiên trì trính là một trang bị cho con người đó chính là một trong những phẩm chất đáng quý, chính là chiếc chìa khóa vàng dẫn chúng ta chạm được tới thành tựu mà ta muốn. Một con người có tính kiên trì sẽ luôn tích góp cho mình nhiều kinh nghiệm rất quý giá. Còn những người không có tính kiên trì thường chán nản, bỏ dở tất cả mọi việc giữa chừng “Thấy sóng vội ngã tay chèo” thì rất khó khăn để thành công.
     Trong cuộc sống này có rất nhiều người có tính kiên trì, những người đó có một tấm gương sáng để đời con cháu sau noi theo để học tập. Một trong số đó chính là ông Cao Bá Quát, ông từ một người viết chữ rất xấu nhưng về sau này vượt qua khuyết điểm đó ngày càng cố gắng luyện chữ nên chữ ông đã rất đẹp. Ngay từ nhỏ ông đã là một người có trí thông minh hơn người, một lần ông được một bà cụ nhờ viết đơn để kiện lên quan, lí lẽ rõ ràng đầu đủ nhưng vì chữ xấu quá quan không đọc được nên đuôi đánh bà cụ kia ra khỏi huyện đường. Chính vì vậy từ đó về sau ông đã cố gắng luyện viết chữ dần dần chữ ông một ngày một đẹp. Ông nổi tiếng khắp nước là người văn hay chữ tốt.
     Lời răn dạy thì rất nhiều, được truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn có rất nhiều người thấy khó khăn là vội lùi bước, thụt lùi trước khó khăn, những người đó rất dễ thất bại từ đó sẽ đi trên con đường sai trái. Chúng ta sẽ thật dễ để thấy được điều đó vì có nhiều người coi thường việc học tập, hay trốn học không chép bài, có điều kiện được học nhưng cố lảng tránh không muốn học hay thấy bài khó là bỏ qua không có tính kiên trì thấy khó là lui bước. Từ đó họ rất hay đi vào con đường sai trái như ăn trộm ăn cắp đó chính là con đường bắt buộc họ phải trả giá đắt khi giám coi thường tính kiên trì không coi trọng việc học. 
     Câu ca dao:”Có công mài sắt có ngày nên kim” đã cho em một bài học mang hàm ý sâu sắc tuy chỉ được ghép từ những từ ngữ rất đơn giản nhưng lại để lại cho đời sau rất nhiều bài học quý giá. Câu tục ngữ đó cho ta hiểu rằng kiên trì chính là phẩm chất quý giá mà ai cũng cần có trong cuộc sống, chính vì thế chúng ta phải cố gắng rèn luyện đức tình này mỗi ngày. Việc để có được ý chí đó chỉ có thể tự dựa vào chúng ta. Phẩm chất đó dễ có nhưng cũng rất dễ tuột mất khỏi tay nếu như chúng ta không biết gìn giữ nó rèn luyện hàng ngày.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới