Viết bài văn: Phân tích nêu cảm nhận của em về khổ 2 của bài “Mùa xuân nho nhỏ” `->` không copy mạng.

Viết bài văn:

Phân tích nêu cảm nhận của em về khổ 2 của bài “Mùa xuân nho nhỏ”

`->` không copy mạng.

2 bình luận về “Viết bài văn: Phân tích nêu cảm nhận của em về khổ 2 của bài “Mùa xuân nho nhỏ” `->` không copy mạng.</”

  1. color{green}{#Thucute2008!}
                                                            Bài làm:
        Đề tài mùa xuân là đề tài rất quen thuộc của thơ ca vì sự tươi mới,đầy sức sống của nó.Nhắc tới những thi sĩ viết về đề tài này,không thể không kể đến nhà thơ Thanh Hải.Ông là nhà thơ xứ Huế ,thơ ông trong trẻo,mượt mà,mang đậm âm hương của khúc dân ca.Gắn liền với tên tuổi của ông là tác phẩm”Mùa xuân nho nhỏ” được viết vào tháng năm cũng là khi ông phải đấu tranh trên giường bệnh.Thơ ông không u sầu mà lại thể hiện những tinh tế của ông trước vẻ đẹp của mùa xuân.Đặc biệt, cảm xúc của ông về mùa xuân đất nước được thể hiện qua đoạn thơ sau:
    Mùa xuân người cầm súng                                                   
    Lộc giắt đầy trên lưng                                                   
    Mùa xuân người ra đồng                                                   
     Lộc trải dài nương mạ                                                       
    Tất cả như hối hả                                                                                               
    Tất cả như n xao.”       
       Mở đầu đoạn thơ,tác giả đã dùng điệp ngữ cấu trúc.Ở đây,”mùa xuân người cầm súng” là chỉ người chiến sĩ còn”mùa xuân người ra đồng” chỉ người lao động để xây dựng quê hương.Như vậy người lao động và người cầm súng làm nhiệm vụ quan trọng như nhau,cùng song hành làm nênmùa xuân đất nước.Tiếp theo,tác giả dùng nghệ thuật ẩn dụ cả”người cầm súng”và “người ra đồng”để chiến đấu bảo vệ đất nước,để lao động sản xuất,cùng nhau xây dựng quê hương.Đặc biệt,từ ngữ”lộc” được tác giả dùng mang hai ý nghĩa.Về nghĩa thực, đây là vòng lá ngụy trang đi theo người chiến sĩ,cũng là chồi non,lộc biến xanh mơn mởn của cây cối khi xuân về, những cánh đồng lúa trải dài khắn nơi.Về nghĩa ẩn dụ,đây là sự sinh sôi,nảy nở mà còn là sự may mắn,hạnh phúc khi tết đến xuân về,người ta hay rũ nhau đi hái “lộc”.Không dừng lại ở đó,tác giả dùng điệp ngữ”tất cả như”và những từ láy”hối hả,xôn xao”để chỉ ra nhịp điệu sôi nổi,khẩn trương,vội vàng,hăng say khi mùa xuân tới.Qua đó,tác giả đang ngợi ca những con người quyết tâm chiến đấu và hăng say lao động để bảo vệ,xây dựng đất nước.       
        Với việc dùng những nghệ thuật đặc sắc như: ẩn dụ,điệp ngữ,từ láy,..với hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm,ta thấy được tác giả đang ngợi ca về vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử.

    Trả lời
  2. Mùa xuân luôn là đề tài bất tận để các nhà thơ tìm cảm hứng và sáng tác. Thông qua những vẻ đẹp trong cảnh sắc mùa xuân, các nhà thơ gửi gắm vào đó những tâm tư tình cảm, những bài học triết lí từ cuộc sống. Mùa xuân trong cách nhìn của Mãn Giác thiền sư, một cao tăng thời Lý, là bài học về sự tuần hoàn của tạo vật, một triết lí sâu xa về nhân quả luân hồi của nhà Phật.Riêng ở nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân là tất cả những vẻ đẹp vốn có của cuộc đời, là nhịp sống đang vươn lên mà tác giả khát khao được hiến dâng, hoà nhập. Những cảm xúc ấy được tác giả thể hiện rõ trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. Trong đó, không khí tưng bừng náo nức và nhịp sống đi lên của đất nước vào xuân được thể hiện rõ nhất qua khổ thơ hai  của bài thơ:
    “Mùa xuân người cầm súng
    Lộc giắt đầy trên lưng
    Mùa xuân người ra đồng
    Lộc trải dài nương mạ
    Tất cả như hối hả
    Tất cả như xôn xao.
        Từ hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, tác giả đột ngột chuyển mạch sang miêu tả hình ảnh mùa xuân đất nước – mùa xuân Cách mạng:
    Trong nhịp sống đi lên của đất nước, nhà thơ chọn lọc hai hình ảnh tiêu biểu “ Người cầm súng – Người ra đồng”. “Người cầm súng” ra tiền tuyến, chiến đấu chống kẻ thù chung để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nền độc lập tự chủ của nước nhà. “Người ra đồng” ở lại hậu phương tham gia sản xuất để xây dựng và phát triển quê hương đất nước. Hai hình ảnh, hai lực lượng, hai nhiệm vụ tiêu biểu của công cuộc cách mạng đổi mới đất nước được tác giả xây dựng theo hình thức sóng đôi, đối xứng nhau một cách hài hoà như nhịp bước song hành của đất nước đi lên.
    Tuy nhiên, phát hiện đầy sáng tạo và độc đáo nhất của nhà thơ lại thể hiện qua hình ảnh lộc xuân. “Lộc” vừa có nghĩa là chồi non, “lộc” cũng có nghĩa là sự may mắn theo quan niệm dân gian. Lộc là những đám nương mạ trải dài xanh mướt, lộc là cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ biên cương, mùa xuân qua hình ảnh lộc non trải dài từ hậu phương ra tiền tuyến. Những đám nương mạ xanh tốt là tín hiệu cho một vụ mùa thắng lợi, cành lá ngụy trang che mắt quân thù đem lại bình yên cho người lính. Như vậy, dù ở tầng nghĩa nào, hình ảnh lộc non cũng mang đến cho mọi người những niềm vui, hạnh phúc.
    Từ đó, nhà thơ miêu tả cả dân tộc cùng bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương tưng bừng nhộn nhịp:
    “Tất cả như hối hả
    Tất cả như xôn xao”
    Những từ gợi tả “ hối hả”, “ xôn xao” cùng với điệp ngữ “ tất cả như” làm cho câu thơ vang lên nhạc điệu vui tươi mạnh mẽ khác thường. Nhịp sống của đất nước, của cuộc cách mạng lúc nào cũng gấp rút, rộn ràng, luôn tiến về phía trước. Đọc câu thơ ta cảm nhận được tâm trạng vui sướng dạt dào của nhà thơ trước cuộc sống lúc xuân về.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới