nhận xét về Truyện Kiều có ý kiến cho rằng một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên một mối đồng cảm vớ

nhận xét về Truyện Kiều có ý kiến cho rằng một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên một mối đồng cảm với số phận và tâm tư con người đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút mực tài hoa đã sáng tạo ra một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều qua đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

1 bình luận về “nhận xét về Truyện Kiều có ý kiến cho rằng một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên một mối đồng cảm vớ”

  1. Tinh thần nhân đạo cao cả là nội dung tư tưởng đặc sắc tạo nên vẻ đẹp nhân văn của áng thơ này. Chúng ta vô cùng tự hào về Nguyễn Du, một tâm hồn nhạy cảm trưóc vẻ đẹp của thiên nhiên, một trái tim giàu yêu thương, đồng cảm với tâm tư và số phận của con người, một tài năng lớn về thi ca đã làm rạng rỡ nền văn học cổ Việt. Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du thấm nhuần trong trang thơ Truyện Kiều.
         Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng yêu thương con người, tôn trọng các giá trị của con người. Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều được thể hiện qua sự trân trọng vẻ đẹp của con người, thương xót cho số phận đau thương của con người, tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người và thấu hiểu ước mơ của con người.
          Nguyễn Du rất trân trọng vẻ đẹp con người. Nguyễn Du đã dành nhiều ưu ái khi xây dựng chân dung nhân vật. Với Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả tỉ mỉ, chi tiết để dựng nên bức chân dung vừa đáng yêu, thiện cảm, vừa trang trọng, quý phái:
    “Vân xem trang trọng khác vời
    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
    Hoa cười ngọc thốt đoan trang
    Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
         Với Thúy Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp “tả mây tô trăng”, “điểm nhãn” để dựng nên bức chân dung sắc sảo, hoàn mỹ, không ngôn từ nào diễn tả hết:
    “Kiều càng sắc sảo mặn mà
    So về tài sắc lại là phần hơn
    Làn thu thủy, nét xuân sơn
    Hoa ghen thua thắm,  liễu hờn kém xanh”
         Nguyễn Du sử dụng thủ pháp ước lệ để xây dựng chân dung nhân vật, nhưng đối với Nguyễn Du, vẻ đẹp của con người không chỉ sánh ngang với thiên nhiên, mà thậm chí vượt qua thiên nhiên, khiến thiên nhiên phải “thua, nhường”, “ghen, hờn” trước sắc đẹp con người.
        Cả Thúy Kiều và Thúy Vân đều có đức hạnh đoan trang, đúng mực:
    “Phong lưu rất mực hồng quần
    Xuân xanh xấp xỉ đến tuần cập kê
    Êm đềm trướng rủ màn che
    Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
        Ở Thúy Kiều sáng lên vẻ đẹp của đạo hiếu:
    “Xót người tựa cửa hôm mai
    Quạt nồng ấp lạnh biết ai đó giờ?
    Sân Lai cách mấy nắng mưa
    Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
         Và đức tính thủy chung:
    “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
    Tin sương luống những rày trông mai chờ
    Chân trời góc bể bơ vơ
    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
       Thúy Kiều còn có tấm lòng trọng ân nghĩa:
    “Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
    Tại ai há dám phụ lòng cố nhân”
        Và một tấm lòng bao dung, độ lượng:
    “Tha ra thì cũng may đời
    Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen
    Đã lòng tri quá thì nên”
        Tiến bộ hơn các nhà thơ thời Trung Đại, Nguyễn Du còn đề cao người phụ nữ ở phương diện tài năng, ông đã xây dựng một nhân vật Thúy Kiều đa tài, mà tài nào cũng xuất sắc, tuyệt đỉnh:
    “Thông minh vốn sẵn tính trời
    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
    Cung thương làu bậc ngũ âm
    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
    Khúc nhà tay lựa nên chương
    Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”
         Thương xót cho số phận đau thương của con người. Đau xót cho thân phận con người bị chà đạp, khinh rẻ, bị biến thành một món hàng để cân đo đong đếm:
    “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
    Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
    Ngại ngùng dợn gió e sương
    Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.”
          Nguyễn Du nhập thân vào nhân vật để cảm nhận hết nỗi đau của nhân vật, tác phẩm viết ra như có “máu chảy trên đầu ngọn bút”, thương cảm cho tương lai bất định, nhiều bất an của Kiều nơi lầu Ngưng Bích:
    “Buồn trông cửa bể chiều hôm
    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
    Buồn trông ngọn nước mới sa
    Hoa trôi man mác biết là về đâu
    Buồn trông nội cỏ rầu rầu
    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
    Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
         Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ bất nhân trong xã hội xưa, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm sống trên thân xác của những cô gái vô tội, tiêu biểu là Mã Giám Sinh.
        Nguyễn Du đã bóc trần cái mác “giám sinh” của họ Mã để cho thấy tính cách vô học, thô thiển của hắn – một kẻ không biết “thương hoa tiếc ngọc”: 
    “Gần miền có một mụ nào
    Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
    Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh
    Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần
    Quá niên trạc ngoại tứ tuần
    Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
    Trước thầy sau tớ lao xao
    Nhà băng đưa lối rước vào lầu trang
    Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
         Đồng thời ông cũng phẫn nộ trước bản chất con buôn của họ Mã:
    “Đắn đo cân sắc cân tài
    Ép cung cầm nguyệt thử tài quạt thơ
    Mặn nồng một vẻ một ưa,
    Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.
    Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều
    Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
    “Cò kè bớt một thêm hai”
          Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện một ước mơ cao cả, đó cũng chính là tinh thần nhân đạo của tác phẩm, ước mơ một cuộc sống công bằng, cái thiện được khuyến khích, nâng niu, cái ác phải bị trừng phạt, phải trả giá. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là một chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm yêu thương, tình người, lòng tự tôn.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới