Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

1 bình luận về “Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử”

  1. Biển rung, gió bấc thổi băng băng
    Nhẹ cất thuyền thơ vượt  Bạch Đằng
    Kình ngạc băm vằm non mấy khúc
    Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng
    Quan hà hiểm yếu trời kia đặt
    Hào kiệt công danh đất ấy từng
     Việc cũ ngoảnh đầu ôi đã dứt
    Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng”
    Những lời thơ hào sảng/ hùng tráng của Nguyễn Trãi cất lên đã đánh thức trong tâm khảm của em về hình ảnh người anh hùng kiệt xuất trong nghệ thuật thuỷ chiến đó là Đức vương Ngô Quyền. Tên tuổi của ông gắn với cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
    Vào năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại quyền tự chủ cho người Việt tự xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, ông bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Ngô Quyền vừa là con rể và là một tướng dưới trướng của Đình Nghệ hết sức căm phẫn,  bèn tập hợp lực lượng, đem quân đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ. Kiều Công Tiễn vô cùng sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu vua Nam Hán bấy giờ là Lưu Nghiễm. Vua Nam Hán  nhân cơ hội đó bèn quyết định phong cho con trai thứ 9 là Lưu Hoằng Tháo làm “Bình Hải tướng quân” và “Giao Chỉ vương”, thống lĩnh thủy quân sang xâm lược nước ta lần thứ quân lần thứ hai. Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Để tránh Kiều Công Tiễn làm nội ứng cho giặc,  kẻ thù tạo thế gọng kìm trong đánh ra, ngoài đánh vào, Ngô Quyền mang quân từ Ái Châu giết chết Kiều Công Tiễn.
    Sau khi diệt trừ xong Kiều Công Tiễn, Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng,  Ngô Quyền đã đến sông Bạch Đằng, tìm hiểu địa hình, thế trận, nghiên cứu sự lên xuống của con triều/ con nước. Bàn với các tướng lĩnh và các vị bô lão về cách đánh. Ông quyết định: Huy động quân dân lên rừng đẵn hàng nghìn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn, bịt sắt rồi đem đóng dưới lòng sông, ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc, có quân đi thuyền nhỏ, nhẹ, mai phục hai bên bờ lau sậy. Khi quân Nam Hán tiến vào nước ta lúc thuỷ triều lên, ông cho thuyền nhẹ ra dụ địch, vừa đánh vừa rút nhử chúng vào trận địa cọc. Thuyền địch to, cồng kềnh chạy đuổi theo, sa vào bãi cọc. Thuyền nhỏ luồn lách giữa bãi cọc ấy, quân ta dùng mũi tên nhồi mồi rơm, đồng loạt bắn lên thuyền, đốt thuyền.Lúc này, biết bị sa vào thế trận của ta, thuyền địch quay đầu cũng là lúc triều xuống, thuyền địch không ra kịp va vào cọc vỡ tan…Hàng trăm chiến thuyền của địch bị sa lầy trong bãi cọc, tổn thất nặng nề. Quân ta dốc toàn lực đánh,  Hoàng Tháo bị bỏ mạng….những chiến thuyền còn lại vội vàng bỏ chạy thoát thân. Quân địch tiếp ứng ở biên giới nghe tin Hoàng Tháo tử trận, không kịp trở tay đối phó. Vua Nam Hán nhận được tin dữ vội vàng xuống chiếu thu đám tàn quân bỏ chạy về nước.  Từ đấy, vua Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược nước ta.
    Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi, hai vạn quân Nam chết nửa, chôn thây, làm mồi cho cá ở sông Bạch Đằng. Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở  thành Cổ Loa,  chấm dứt thời kỳ hơn 1.000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập, tự chủ mới cho nước nhà.
    Chiến thuật quân sự của Ngô Quyền rất độc đáo và đúng như nhận định của Lê Văn Hưu: “Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi” hoặc “mưu tài đánh giỏi” như trong Đại Việt Sử ký Toàn thư…. Là cơ sở tiếp nối những chiến thắng vẻ vang khác như: Lê Hoàn đánh Tống, Trần Hưng Đạo đánh quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng.
    —Chúc bạn học tốt—

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới