THẦY BÓI XEM VOI
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền bảo người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem. Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
– Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa!
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ!
Thầy sờ tai bảo:
– Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi!
Thầy sờ chân cãi lại:
– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà!
Thầy sờ đuôi lại nói:
– Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
(Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập II NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999)
Câu 1: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi?
A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi. B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng.
C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng. D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi.
Câu 2: Truyện Thầy bói xem voi được kể bằng lời của ai?
A. Lời của con voi. B. Lời của ông thầy bói.
C. Lời của người kể chuyện. D. Lời của người quản voi.
Câu 3: Trong câu sau có bao nhiêu số từ?
Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
A. Bốn B. Ba C. Hai D. Một
`Câu 4: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào con voi thật nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
A. Xem xét các bộ phận của voi một cách hời hợt, phiến diện, không cụ thể
B. Không xem xét voi bằng mắt mà xem bằng tay.
C. Không xem xét toàn diện mà chỉ dựa vào từng bộ phận để đưa ra nhận xét.
D. Xem xét một cách quá kĩ lưỡng từng bộ phận của voi.
Câu 5: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới việc tranh cãi của năm ông thầy bói?
A. Do các thầy không có chung ý kiến.
B. Do không hiểu biết, xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật.
C. Do năm ông thầy bói đều cho rằng mình đúng.
D. Do các thầy không nhìn thấy.
Câu 6. Ý nào nói đúng về ý nghĩa của thành ngữ Thầy bói xem voi?
A. Nói về cách đánh giá loài vật thông qua hình thức bề ngoài.
B. Nói về những người bị mù làm nghề xem bói.
C. Nói về cách xem xét sự vật, sự việc phiến diện.
D. Nói về sự thiếu hiểu biết, môi trường sống hạn hẹp.
Câu 7: Truyện Thầy bói xem voi phê phán điều gì?
A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác.
B. Phê phán thái độ khinh thường người khác.
C. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
D. Phê phán thái độ không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực.
Câu 8: Nhận xét nào đúng với truyện Thầy bói xem voi?
A. Thầy bói xem voi khuyên chúng ta cần học tập chăm chỉ để mở rộng hiểu biết.
B. Thầy bói xem voi khuyên chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.
C. Thầy bói xem voi khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
D. Thầy bói xem voi khuyên ta phải biết bảo vệ ý kiến của bản thân trong mọi hoàn cảnh.
2 bình luận về “THẦY BÓI XEM VOI Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình t”