BT4. Đọc đoạn trích: Hy sinh không phải là không đau đớn. Đêm hôm ấy, sau khi ba đứa con đi ngủ cả rồi, Kiện và Liễu nằm sát

BT4. Đọc đoạn trích:
Hy sinh không phải là không đau đớn. Đêm hôm ấy, sau khi ba đứa con đi ngủ cả rồi, Kiện và Liễu nằm sát đầu nhau trên một gối, thức gần hết cả đêm để chẳng nói gì nhiều lắm. Liễu đã nhận thấy cả lòng yêu tha thiết của chồng đối với minh. Đêm từ biệt ấy, chị vừa sung sướng vừa buồn rũ rượi. Tiếng súng từ đằng xa vọng lại lúc màu lúc thưa. Nằm sát bên chồng nghe tiếng súng, chị thấy cùng với hơi nóng của chồng thấm sang người chị, một cảm giác êm đềm và ảo não. Ôi chao! Hạnh phúc có thể rất dễ dàng. Nhưng bàn tay tàn nhẫn của những kẻ lòng tham không đây đã chụp xuống những cuộc đời và đã gây ra tủi nhục, đau đớn, chia lia, chết chóc! Chưa bao giờ Liễu hiểu rõ như lúc này, câu nói hằn học của chồng vẫn nói với chị xưa: “Chưa đuổi cổ được thẳng Tây ra khỏi đất này, thì hãy khoan nói đến hạnh phúc. Đời người dân mình chỉ là đời con chó”.
Kiện rầu rầu bảo Liễu: “Lầy tôi, mình thật khổ. Những lúc điêu đứng nguy nan nhất, những lúc mình cần đến sự giúp đỡ của tôi nhiều nhất thì tôi lại để mặc minh bơ vơ với lũ con thơ. Mình có giận tôi không?”. Liễu không nói gì, chỉ âu yếm vuốt tóc chồng. Và Kiện cưới buồn, bảo tiếp: Kháng chiến thành công, nếu còn sống về làng này tìm nhau nhé?”. Liễu hé trông thấy cả một cảnh chia lìa tan tác. Chị lạnh người. Chị muốn khóc òa lên, nhưng cắ nghiến răng không khóc. Kiện nhẹ nhẹ nắm lấy bàn tay chị, như những ngày mới cưới. Họ gục mặt vào nhau mà ngủ
(Trích Đợi chở, Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 2002, tr.663.664)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích.
Câu 2. Tìm các từ ngữ chi tâm trạng của Liễu trước đêm từ biệt chồng.
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: Hy sinh không phải là không đau don”
Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về vẻ đẹp con người Việt Nam.

1 bình luận về “BT4. Đọc đoạn trích: Hy sinh không phải là không đau đớn. Đêm hôm ấy, sau khi ba đứa con đi ngủ cả rồi, Kiện và Liễu nằm sát”

  1. 1.
    -Phương thức biểu đạt: Tự sự, Biểu cảm
    2.
    -Các từ ngữ chỉ tâm trạng của Liễu trước đêm từ biệt chồng: vừa sung sướng vừa buồn rũ rượi; một cảm giác êm đềm và ảo não; muốn khóc òa lên, nhưng cắ nghiến răng không khóc
    3.
    “Hy sinh không phải là không đau đớn” thể hiện nỗi đau của người dân Việt Nam trong thời kì chiến tranh. Thứ đáng sợ nhất không phải cái chết, nỗi đau nhất thời mà chính là những nỗi đau trong tâm hồn, đeo bám con người suốt cuộc đời của gia đình những người lính. Họ tiễn con, chồng mình ra trận nhưng cũng luôn móng ngóng họ trở về, một nỗi lo thấp thỏm, thường trực để rồi đón nhận những tin dữ từ chiến trường.
    4.
    Qua đoạn trích, ta cảm nhận được tinh thần anh dũng, bất khuất và kiên cường của con người Việt Nam, những người lính đi ra chiến trường, tạm biệt gia đình, người thân với quyết tâm anh dũng, quyết giành lại đất nước, bảo vệ những người ở phía sau nên họ sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng, chịu nhiều khó khăn, vất vả. Đồng thời, đoạn trích cũng thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữa Việt Nam: đảm đang, kiên cường, thủy chung và phải chịu nhiều đau thương.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới