Nhập vai nhân vật kể lại một truyền thuyết(ko chép gg)(nhân vật nam càng tốt)

Nhập vai nhân vật kể lại một truyền thuyết(ko chép gg)(nhân vật nam càng tốt)

2 bình luận về “Nhập vai nhân vật kể lại một truyền thuyết(ko chép gg)(nhân vật nam càng tốt)”

  1. Cổ Tích : 
    Tên của tôi là Sọ Dừa. Khi mới sinh ra đã có ngoại hình khác thường: không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Mẹ thấy vậy, toan vứt tôi đi.
    Tôi thấy buồn bã, nhưng vẫn nói với mẹ:
    – Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt đi mà tội nghiệp!
    Nghe vậy, bà thấy thương nên giữ tôi lại nuôi. Đến khi lớn, tôi nghe mẹ than phiền rằng mình chẳng giúp được việc. Thế là tôi bảo mẹ đến xin phú ông cho tôi chăn bò thuê. Tôi chăm bò rất giỏi, tôi chăm con nào con nấy đều no căng bụng. Phú ông lấy làm hài lòng lắm.
    Mùa vụ đến, tôi tớ ra đồng làm việc cả. Phú ông liền sai ba cô con gái đem cơm ra đồng cho tôi. Hai cô chị kiêu căng, thường tỏ vẻ khinh thường. Nhưng riêng chỉ có mình cô Út là tốt bụng, đối đãi với tôi rất lịch sự và tử tế.
    Đến cuối mùa ở, tôi xin mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Mẹ tôi ngạc nhiên lắm, nhưng cũng chiều ý tôi, sắm buồng cau với ít lễ vật đến nói chuyện với phú ông.
    Khi về nhà, mẹ nói với tôi rằng phú ông yêu cầu phải chuẩn bị lễ vật mới đồng ý gả vợ cho. Tôi liền hỏi mẹ tôi lễ vật có những thứ gì để tôi còn chuẩn bị. Mẹ tôi liền nói lễ vật gồm có một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. Tôi nghe xong, liền động viên mẹ hãy cứ yên tâm.
    Đến ngày hẹn, mẹ tôi ngạc nhiên vì trong nhà có bao nhiêu là sính lễ. Lại có cả chục giai nhân khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Thế rồi, phú ông gọi ba cô con gái ra hỏi chuyện, nhưng chỉ có riêng cô út là bằng lòng.
    Tôi vốn là tiên ở trên trời. Do tôi vi phạm thiên quy nên bị Ngọc Hoàng phạt đầu thai xuống hạ giới, biến thành hình dáng xấu xí. Nay nhận được tình yêu thương của cô út nên được hóa giải. Đến ngày cưới, tôi được trở lại làm người. Khi tôi bước ra, mọi người trong nhà vô cùng ngạc nhiên. Còn mẹ tôi thì vui mừng vì tôi đã có được hạnh phúc.
    Vợ chồng tôi sống với nhau rất hạnh phúc. Được vợ động viên, tôi đêm ngày đèn sách. Khoa thi năm đó, tôi đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước khi chia tay, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người phòng khi cần dùng đến.
    Sau nhiều ngày, tôi trở về quê hương. Trên đường đi, thuyền của tôi có ngang qua một hòn đảo. Tôi nghe thấy tiếng gà trống gáy vang ba lần:
    – Ò ó o… Phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về.
    Tôi thấy lạ lắm, tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem. Hai vợ chồng gặp nhau, vui mừng khôn xiết. Vợ tôi kể lại rõ mọi sự tình. Tôi bí mật đưa vợ về nhà. Sau đó, tôi rồi cho mở tiệc mừng. Hai cô chị cũng đến dự. Họ tranh nhau kể chuyện vợ tôi gặp rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Đến khi hết tiệc, tôi mới đưa vợ ra gặp mọi người. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an. Hai cô chị vô cùng xấu hổ, bỏ đi biệt xứ lúc này mới xấu hổ, trốn đi.
    Truyền thuyết :
    Ta là Lạc Long Quân, vốn thuộc nòi Rồng, con trai của Thần Long Nữ. Gia tộc ta định cư hàng ngàn năm nay tại vùng đất Lạc Việt phì nhiêu. Sinh ra, ta đã mang mình rồng, có sức khoẻ vô địch và biết rất nhiều phép lạ. Họ hàng nhà rồng của ta vốn quen sống dưới nước nên chỉ thỉnh thoảng mới lên trên mặt đất. Mỗi khi lên cạn, là thường dùng phép thần thông của mình để diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thương đời sống của nhân dân còn cực khổ, ta bèn dạy họ trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, ta lại về thủy cung báo hiếu với Thần Long Nữ – mẫu hậu của mình. Chỉ khi có việc cần ta mới hiện lên.
    Vào một ngày đẹp trời, trong khi đang đi thăm thú dân tình, ta gặp một người con gái xinh đẹp tuyệt trần đang dạo bước gần cung điện Long Trang. Hỏi ra mới biết nàng tên gọi Âu Cơ, thuộc dòng họ Thần Nông sinh sống ở vùng núi cao phương Bắc. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng tìm đến thăm. Sau nhiêu lần trò chuyện, ta và nàng đem lòng thương mến nhau rồi chúng ta kết duyên vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
    Ta hạnh phúc vô cùng khi ít lâu sau Âu Cơ mang thai. Sau chín tháng mười ngày, thật kì lạ, nàng sinh ra một bọc trăm trứng. Kỳ lạ hơn nữa, trăm trứng nở ra một trăm chú bé con bụ bẫm, trắng trẻo, hồng hào. Trông chúng mới đáng yêu làm sao. Bởi ta là giống Rồng, vợ ta – nàng Âu Cơ lại là giống Tiên nên những đứa con của chúng ta sinh ra không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô và đứa con nào cũng có sức khoẻ như ta. Từ khi có đàn con khoẻ mạnh, xinh đẹp, cuộc sống của vợ chồng ta ngày càng hạnh phúc và vui vẻ. Cung điện lúc nào cũng rộn rã tiếng, cười nói, nô đùa của bọn trẻ. Thế nhưng không hiểu sao trong lòng ta luôn cảm thấy một nỗi trống trải không yên. Đó là nỗi niềm nhớ sông, nhớ nước, nhớ quê hương… da diết. Nỗi nhớ cứ ngày một trào dâng trong lòng ta. Cuối cùng, không thể sống mãi trong nỗi nhớ nhung được nữa, ta đành từ biệt người vợ yêu và đàn con để trở về thuỷ cung. Thật tội nghiệp! Âu Cơ phải ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ đợi mong ta quay về. Ta biết nàng buồn tủi cho phận mình lắm! Nhưng ta cũng không thể sống mãi trên cạn được. Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Cuối cùng, sau bao ngày trăn trở nghĩ suy, ta quyết định nói hết tâm ý của ta cho nàng. Hiểu được suy nghĩ và những khó khăn của ta, Âu Cơ đồng ý đưa năm mươi con lên núi. Năm mươi người con còn lại theo ta xuống biển. Tuy xa cách nhưng khi có việc vẫn giúp đỡ lẫn nhau, không bao giờ quên lời hẹn ước.
    Với tài năng và sức mạnh của thần, người con trưởng của ta theo mẹ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trong triều đình có tướng văn, tướng võ. Những đứa cháu của ta sinh ra trai thì gọi là lang, gái thì gọi là Mị Nương. Con cháu ta thay phiên nhau đời đời cai quản đất Phong Châu. Hiệu Vùng Vương được giữ đến 18 đời. Cứ cha truyền con nối không hề thay đổi.
    Dù sống xa sông cách núi nhưng con cháu của ta luôn tự nhắc nhở nhau biết mình đều là con Rồng, cháu Tiên, phải thương yêu, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, làm cho nước nhà ngày càng thêm phồn vinh, hùng cường.
    #dinhquochieu#

    Trả lời
  2. Ta là Phù Đổng Thiên Vương, hay còn được người dân yêu thương gọi là Thánh Gióng.
    Năm đó, ta được giáng sinh vào một gia đình sống hiền lành, tốt bụng. Mẹ của ta đi ra vườn, ướm thử chân mình vào một cái vết chân to mà mang thai. Sau mười hai tháng thì sinh ra ta. Suốt ba năm đầu đời, ta chỉ nằm một chỗ, không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi biết chạy. Một hôm nọ, nghe tin sứ giả đại diện triều đình đi tìm người tài giúp nước chống giặc Ân, thì một nguồn sức mạnh bộc phát trong toàn thân ta. Ta đã cất câu nói đầu tiên của đời mình là nhờ mẹ mời sứ giả vào để xin đi đánh giặc.
    Sau hôm đó, ta bắt đầu lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã sứt chỉ. May mắn, ta được dân làng tin tưởng, yêu thương nên góp gạo thổi cơm nuôi lớn. Ít lâu sau, sứ giả mang gậy sắt, giáp sắt, ngựa sắt đến cho ta theo yêu cầu. Ta liền vươn vai một cái biến thành tráng sĩ cao lớn. Mặc giáp sắt, cầm gậy sắt ta cưỡi lên chú ngựa sắt rồi lao ra chiến trường. Một mình ta dũng mãnh xông thẳng vào quân địch, đánh cho chúng hoảng sợ, bỏ chạy tan tác. Giữa chừng gậy gãy, ta nhổ khóm tre ngà để làm vũ khí đánh giặc. Mãi đến khi đất nước sạch bóng quân thù, ta mới dừng lại, cởi giáp sắt để trên đỉnh núi rồi bay về trời.
    Vua và dân biết ơn ta, nên phong ta làm Phù Đổng Thiên Vương và cho dựng đền thờ. Đến nay, nhân dân vẫn nhớ ơn ta và tổ chức hội tưng bừng hàng năm.
    @nguyenphuctung22@

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới