Quê hương là tiếng lòng thiết tha, sáng trong và đậm sâu của người con xa quê hướng về làng chài bình dị đất Quảng Ngãi. Khép

Quê hương là tiếng lòng thiết tha, sáng trong và đậm sâu của người con xa quê hướng về làng chài bình dị đất Quảng Ngãi. Khép lại bài thơ, Tế Hanh viết những dòng xúc động :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
a. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
b. Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên.
c. Chép lại hai dòng thơ trong bài Nhớ rừng (Thế Lữ) cũng bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về một khung cảnh thân thương trong quá khứ.
d. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu bộc lộ cảm nhận của con về đoạn thơ trên. Gạch chân và chú thích một trợ từ, một thán từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

1 bình luận về “Quê hương là tiếng lòng thiết tha, sáng trong và đậm sâu của người con xa quê hướng về làng chài bình dị đất Quảng Ngãi. Khép”

  1. a.
    – HCST : Viết trong xa cách, trong nỗi niềm da diết nhớ quê của nhà thơ
    b.
    – Điệp ngữ : nhớ -> Nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ
    – Liệt kê : màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi -> Cụ thể hoá đối tượng nhớ
    – Nhân hoá : Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi -> diễn tả sức sống của con thuyền vượt qua mọi khó khăn giúp cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
    c.
    – Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
    – Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
    d.
    – Quê hương, hai tiếng vang lên thật ngọt ngào, da diết biết bao. Nó đánh thức trong mỗi con người tình yêu thương thiêng liêng, cháy bỏng với một miền quê nơi mình sinh ra, trưởng thành. Tình yêu đó đã được hoá thân vào những bản nhạc du dương, những bức tranh tươi sắc màu và đặc biệt hoá thân vào những vần thơ chan chứa bao cảm xúc. Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một trong số những vần thơ như thế, những vần thơ có sức lay động lòng người, thể hiện tình yêu quê hương bất diệt. Ở 4 câu thơ cuối của bài thơ, Quê hương vạn chài yêu dấu với khung cảnh tráng lệ, với nhịp sống căng tràn mà bình yên sẽ mãi là hình ảnh in đậm trong tâm trí nhà thơ : “nước xanh”, “cá bạc”, “con thuyền rẽ sóng ra khơi” cứ chập chờn trong nỗi nhớ mơ hồ, nhữ càng khắc sâu thêm nỗi nhớ mong da diết. Điệp khúc “luôn tưởng nhớ” , “tôi thấy nhớ” đã diễn tả tấm lòng tha thiết, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị của Tế Hanh. Câu thơ kết là một tiếng kêu bộc lộ cảm xúc đến tận độ : “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !”. “Mùi nồng mặn” không đơn thuần là mùi của muối biển mà là vị của quê hương, vị của tình yêu, do đó mà nỗi nhớ càng khắc khoải. Lúc viết bài thơ này, Tế Hanh khi ấy mới 18 tuổi, còn rất trẻ và đang phải xa quê hương nơi gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ quê luôn trở đi trở lại trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Khổ thơ được viết theo thể thơ tám chữ, lời thơ tự nhiên, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, đặc biệt lối gieo vần chân thể hiện dòng cảm xúc yêu quê hương miên man, như sóng cuộn trào của người con Quảng Ngãi Tế Hanh. Người đọc không hề bị choáng ngợp bởi những câu thơ hoa mĩ, mà bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi tình cảm chân thành đằm thắm mà nhà thơ dành cho quê hương mình. Một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Những vần thơ của Tế Hanh thực sự có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả, nó đánh thức trái tim chúng ta trong tình yêu, nỗi nhớ về vùng quê thân thương, yêu dấu của chính mình. Hai tiếng “quê hương” cứ mãi vang lên trong lòng tôi, vang mãi, vang xa,

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới