Tcaau 1 trong bối cảnh hội nhập, trước sự du nhập của văn hóa ngoại lai , chúng ta nên làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa?

Tcaau 1 trong bối cảnh hội nhập, trước sự du nhập của văn hóa ngoại lai , chúng ta nên làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa?

2 bình luận về “Tcaau 1 trong bối cảnh hội nhập, trước sự du nhập của văn hóa ngoại lai , chúng ta nên làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa?”

  1. Dân tộc việt nam ta vốn đã trải qua hơn nghìn năm văn hiến , trải qua biết bao là cảnh bị đô hộ của thực dân pháp và đế quốc mỹ nhưng giấy rách thì vẫn phải giữ lấy lề vì thế những nét văn hóa đặc trưng của nước việt nam ta nào có bị phai nhòa đi. Và hiện nay thời đại công nghệ ngày càng phát triển hơn bao giờ hết, ta không còn phát triển mạnh ở nông nghiệp hơn và hướng đến lĩnh vực du lịch và công nghiệp vì thế bối cảnh hội nhập , sự du nhập của văn hóa ngoại lai ngày càng nhiều hơn. Từ đây cũng xuất hiện nhiều văn hóa của nước ngoài , lúc này đây một câu hỏi quan trọng đã được đặt ra làm sao để ta giữ gìn bản sắc văn hóa ? 
    Bản sắc văn hóa là gì ? Bản sắc văn hóa là những nét đặc trưng đại diện cho mỗi một dân tộc khắp trên năm châu đại lục này. Mỗi một dân tộc , mỗi một đất nước luôn mang trong mình một bản sắc văn hóa riêng. Và Việt Nam ta một đất nước có hơn năm mươi tư dân tộc thì văn hóa càng đa dạng hơn bao giờ hết . Mỗi một con người chúng ta đều mang dòng máu con rồng cháu tiên vì thế việc đánh mất đi bản sắc văn hóa có lẽ là rất khó , bởi có lẽ chúng ta sinh sống và lớn lên tại mảnh đất chữ S quen thuộc này, hàng năm , hàng tháng lớn lên với bao la2a phong tròng truyền thống nên việc đánh mất có lẽ là khá khó. Và việc sở hữu cho mình bản sắc văn hóa rất quan trọng trong đời sống hằng ngày chúng ta , các bạn biết sao không ?
    Sở dĩ bản sắc văn hóa rất quan trọng bởi nó như là một thứ khiến cho trái tim nhỏ nhoi của loài người chúng ta luôn nhớ về nơi mà chúng ta sinh ra và lớn lên . Nó sẽ giúp cho ta cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết khi được sinh ra tại đó. Bên cạnh đó nó cũng sẽ trở thành một phần động lực để mai này ta gầy dựng nên chính quê hương tươi đẹp của chúng ta. Và hình ảnh bản sắc văn hóa ấy được thể hiện qua xã hội thực tế rất nhiều. Hãy nhìn các bạn học sinh áo trắng cùng khăn quàng đỏ phắp phới xem , một bộ đồng phục quen thuộc cùng các cử chỉ đặc trưng chỉ có tại VN ta về các trò chơi nhân gian . Hay giữa phố cổ Hội An nơi mà thường xuyên có khách du lịch nhiều nhất vẫn tồn tại những sạp , quần bán nón lá của Việt Nam ta – một biểu tượng vô cùng thân thuộc của đất nước ta . Vì thế việc đánh mất đi bản sắc văn hóa có lẽ rất khó vì con tim người VN ta đã luôn in dấu hình ảnh đất nước thân thương, nhưng vì để phòng hờ tôi cũng sẽ chia sẻ một số cách.
    Trước bối cảnh hội nhập , trước sự du nhập của văn hóa ngoại lai thì giờ đây Việt Nam ta đã xuất hiện nhiều phong trào mới nhưng vẫn chưa nổi bật ở thời điểm hiện tại , nhưng lỡ chẳng may trong tương lai nó phát triển hơn thì sao? Vì thế ta không được quên đi cái bản sắc văn hóa thân thuộc , dù ta có đi xuôi , có đi ngược về đâu thì hãy luôn nhớ đến ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3, hay kì nghỉ Tết ta thứ mà chỉ có đất nước ta có do bởi sự kiện đại thắng quân Thanh của Nguyễn Huệ. Hãy luôn nhớ dòng máu ấy vẫn chảy trong tim của mỗi con người ta vì thế đừng vứt bỏ nó. Và nếu muốn đất nước ta giàu cường mạnh như các đế quốc năm châu thì ta có thể tiếp thu có chọn lọc , nên học hỏi những thứ tốt đẹp của các cường quốc để phát triển mạnh hơn, hay ngay chính trên nhà trường đây ta nên dạy về GDCD tốt hơn , không nhàm chán hơn để học sinh hiểu hơn về bản sắc văn hóa là thứ nên cần được giữ gìn mãi mãi.
    Bạn thân mến , dù cho bạn là ai , dù cho bạn là người của bất cứ miền, dù cho các bạn đến từ đâu thì trong trái tim chúng ta luôn hiện lên ánh sáng của đất nước , một chỗ trống cho mảnh đất hình chữ S này. Vì thế hãy giữ gìn bản sắc văn hóa nếu có thể , hãy biết cách chọn lọc để hoàn thiện bản thân hơn. Hãy nhớ rằng: ” Những kẻ quên đi chính màu sắc mà ta sở hữu ban đầu thì mãi chỉ là kẻ thất bại “. 
    (P/s mình viết không được hay lắm mong bạn thông cảm  )

    Trả lời
  2. Trong bối cảnh đất nước đang ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề cấp thiết đối với mỗi người. Như ta đã biết, bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc, được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành những phong tục tập quán, nét đặc trưng riêng biệt của từng vùng miền. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện ở từng hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, giữ gìn những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn dân tộc được hun đúc qua hàng nghìn năm. Trước vấn đề giao lưu văn hóa giữa nước chúng ta cần tự hào khi vẻ đẹp của nền văn hóa được phát triển trên toàn cầu . Không thể không nhắc đến trong phần thi trang phục văn hóa dân tộc của hoa hậu H’ Hen Niê đã tạo nên một siêu phẩm, tỏa sáng trước sàn diễn với bộ trang phục “bánh mì” – một món ăn đặc trưng của Việt Nam, cô đã mang nét đẹp văn hóa nước ta vươn tầm thế giới. Thế nhưng, khi nhìn nhạn vào thực tế hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, ta dễ dàng nhận thấy dường như nền văn hóa đang bị mai một, dần rơi vào lãng quên. Thế hệ trẻ ngày nay rất năng động và nhanh nhẹn trên các nền tảng xã hộ. Vì vậy, việc nắm bắt, tiếp thu những cái mới là vô cùng đơn giản. Nhưng, khi ngẫm lại thì sự năng động tưởng chừng như tích cực ấy lại không phải vậy, nhiều bạn theo phong trào mà “đua đòi” về cách ăn mặc, nói năng không mấy hòa nhã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp được một người ăn mặc quá hở hang “phô diễn” xung quanh đường phố đông đúc, … Điều này gây ảnh hưởng đến người khác và làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc và nền văn minh xã hội. Nguyên nhân chính xuất phát từ môi trường sống cũng như chính ý thức của bản thân họ mà ra. Họ dường như không mấy quan tâm đến văn hóa nước nhà , không có ý thức giữ gìn cũng như phát triển nó. Thế hệ trẻ đang là những người nắm giữ tương lai của đất nước, vì vậy để bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một thì chúng ta cần phải chung tay hành động, nâng cao ý thức, rèn luyện lối sống. Bởi lẽ “ nền văn hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân nhân”- Mahatma Gandhi.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới