Đề số 01: Đọc đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mườ

Đề số 01: Đọc đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên được làm theo thể thơ gì?
A. Thể thơ tự do
B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ bảy chữ
D. Thể thơ tám chữ
Câu 2. Từ nào sau đây không phải từ láy tượng hình?
A. Khúc khuỷu B. thăm thẳm C. Heo hút D. Dãi dầu
Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên trong đoạn thơ?
A. sương lấp, hoa về trong đêm hơi C. Dốc thăm thẳm, mưa xa khơi
B. dốc thăm thẳm, cồn mây heo hút D. Mưa xa khơi, cọp trêu người
Câu 4. Ý nào sau đây không thể hiện đúng hoàn cảnh chiến đấu của những người lính Tây Tiến qua đoạn thơ?
A. Thời tiết khắc nghiệt
B. Địa hình hành quân chèo leo, hiểm trở
C. Tuy gian khổ nhưng không may mắn không có mất mát, hi sinh
D. Đối mặt với thú dữ
Câu 5. Bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hiện lên như thế nào qua đoạn thơ?
A. Vô cùng hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở
B. Thơ mộng, mĩ lệ, cuốn hút lòng người
C. Đầy hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa
D. Vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa mĩ lệ, nên thơ.
Câu 6. Câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính Tây Tiến?
A. Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
B. Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời
C. Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của đoạn thơ?
A. Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Bắc
C. Hình tượng người lính Tây Tiến
D. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

2 bình luận về “Đề số 01: Đọc đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mườ”

  1. Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
    – Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
    Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
    Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
    Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:
    – Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
    Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
    – Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
    Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham

    Trả lời
  2. 1.C
    – Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng được sáng tác theo thể thơ bảy chữ ( mỗi câu thơ gồm bảy tiếng ).
    2.D  
    – Bức tranh Tây Tiến vừa hoang sơ, hiểm trở nhưng lại vừa hùng vĩ thơ mộng được miêu tả qua các từ láy tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút”.
    3.B
    – “Dốc thăm thẳm, cồn mây heo hút” là các từ láy tượng hình gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên trong đoạn thơ.
    4.C
    – Trên đường đi hành quân, người lính không chỉ phải đối mặt với những hiểm nguy trong chiến trận “thời tiết khắc nghiệt, địa hình hành quân cheo leo, hiểm trở” thậm chí còn phải đối mặt với thú dữ. Mà bên cạnh những gian khổ đó lại là những mất mát hi sinh, sự ra đi hi sinh thầm lặng là hiện thực nghiệt ngã các anh đang trải qua từng ngày, từng giờ.
    5.D
    – Hình ảnh núi rừng Tây Bắc ở đoạn đầu bài thơ “Tây Tiến” như một bức tranh giới thiệu cảnh rừng núi Tây Bắc vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.
    6.B
    – Câu thơ “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” mang giọng điệu vừa xót xa, vừa cứng cỏi, ngang tàng, thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính Tây Tiến.
    7.A
    – Khổ thơ đầu tron bài thơ “Tây Tiến” gợi nên thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính trên con đường hành quân gian khổ.
    8. Trong hai câu thơ “Dốc lèn khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.” nhà thơ Quang Dũng đã sử dụng hiệu quả phép tu từ liệt kê, điệp từ “dốc”, các từ láy giàu giá trị tạo hình, biểu cảm: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, sự xuất hiện dày đặc của các thanh trắc. Qua đó vẽ nên cảnh “Tây Tiến” như một bức tranh giới thiệu cảnh rừng núi Tây Bắc vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới