tóm tắt Tác phẩm Hoa trái quanh tôi của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

tóm tắt Tác phẩm Hoa trái quanh tôi của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

2 bình luận về “tóm tắt Tác phẩm Hoa trái quanh tôi của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường”

  1. 1. Tiểu sử tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
    Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xa Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
    Ông học tại Huế hết bậc Trung học, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960 và trường Đại học Huế năm 1964.
    Ông từng là Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thừa – Thiên, Chủ tịch Hội Văn học Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
    Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
    Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh…
    2. Phong cách sáng tác của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
    Ông là nhà văn chuyên viết về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… tất cả được diễn đạt trong lối hành văn súc tích, mê đắm và tài hoa.
    Ngoài thể loại bút kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn sáng tác thơ. Thơ của ông cũng được rất nhiều yêu thích nhờ có nhiều nét đặc sắc trong sáng tác. Các tập thơ của ông đều mang vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm cùng những suy ngẫm về lẽ sống, cái chết,… có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tâm hồn người đọc.
    Đôi nét về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
    1. Hoàn cảnh ra đời
    Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Được viết tại Huế tháng 1 – 1981, in trong tập bút kí cùng tên. Tập sách gồm tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975 nên vẫn còn bừng bừng cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhưng ở Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên đất nước và với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của dân tộc mà ông đã bỏ công tìm tòi, tích lũy một cách say mê và đầy trân trọng, đồng thời cố gắng truyền đạt bằng một ngòi bút tài hoa với những lời văn thật đẹp, thật sang.
    Bài kí thực chất thuộc thể tùy bút vì hành văn phóng túng, nhân vật chính là “cái tôi” của tác giả, chất trữ tình rất đậm.
    2. Chủ đề của tác phẩm
    Bài tùy bút lột tả vẻ đẹp nhiều khía cạnh để bộc lộ những vẻ đẹp khác nhau nhưng vô cùng trọn vẹn của dòng sông Hương. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, quý mến của tác giả không chỉ đối với dòng sông này mà còn đối với thành phố Huế và con người nơi đây.
    3. Bố cục (2 phần)
    Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương.
    Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương.
    4. Giá trị nội dung
    Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước. Qua bài kí, sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc.
    5. Giá trị nghệ thuật
    • Thể loại bút kí.
    • Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa.
    • Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực.
    • Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa…).
    • Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
    Tóm tắt tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông bài 1
    Sông Hương dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau gắn với thành phố Huế. Sông Hương vùng thượng lưu mang một vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt, bí ẩn, sâu thẳm, hoang dại mà còn dịu dàng, say đắm qua bốn hình ảnh so sánh. Một dòng sông mang trong nó những vẻ huyền bí vẫn còn hoang sơ, vẻ đẹp của thiên nhiên không thể cưỡng nổi. Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn. Sông Hương đến đây uốn mình theo đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Dòng sông đã được gán cho có linh hồn, biết ý thức và đi tìm một thứ gì đó với nó. Bằng cách vận dụng kiến thức văn hóa, văn học tác giả đã khiến người đọc ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thời trước. Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đẹp rất riêng. Đến đây ta thấy một nét đẹp đặc biệt của dòng sông, nét đẹp như nói lên thay cho nét đẹp của những người con nơi đây. Con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng, sông Hương gặp thành phố như điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi, chậm rãi, êm dịu… Tạm rời xa thành phố sông Hương tiến thẳng về hướng Bắc. Rồi sông đột ngột rẽ sang hướng đông – tây quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Con sông trước khi trở lại với biển còn vấn vương với kinh thành Huế. Không những vậy sông Hương còn là mang nhiều dấu ấn của lịch sử, thi ca. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới