Phân tích hình ảnh ông đồ trong 4 khổ thơ đầu

Phân tích hình ảnh ông đồ trong 4 khổ thơ đầu

2 bình luận về “Phân tích hình ảnh ông đồ trong 4 khổ thơ đầu”

  1. Trả lời : 
    Phân tích hình ảnh ông đồ trong 4 khổ thơ đầu : 
    * Hai khổ thơ đầu : Cho ta thấy hình ảnh ông đồ thời đắc ý vào dịp mùa xuân ngày xưa.
    – Ông đồ xuất hiện vào dịp tết đến xuân về, hoa đào thì nở rộ.
    – Không khí thì tưng bừng, náo nhiệt, nên ông đồ đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong nét đẹp truyền thống của dân tộc
    – Vì thế ông đồ luôn được mọi người yêu mến, ngưỡng mộ.
    * Hai khổ thơ tiếp theo : Cho ta thấy hình ảnh ông đồ thời tàn tạ vào dịp mùa xuân hiện đại.
    – Mùa xuân vẫn xuất hiện, vẫn hoa đào, cũng vẫn có con phố xưa.
    – Thời gian vẫn tuần hoàn.
    – Không gian thì buồn bã, vắng người, nên ông đồ ở mùa xuân hiện đại này đã trở nên ế khách.
    => Cuộc đời ở dịp mùa xuân hiện đại của ông đồ đã thay đổi, ông đồ đã trở nên vắng bóng vì mọi người không còn xem trọng ông như ngày xưa nữa. 

    Trả lời
  2. – Vũ Đình Liên – một nhà thơ với “lòng thương người” và “tính hoài cổ” đã tái hiện lại hình ảnh ông đồ ở thời kỳ suy vi trong bài thơ Ông đồ đặc sắc. Hoa đào nở cũng là lúc mùa xuân đến, kéo theo sự song hành của ông đồ và mùa xuân. Ông đồ xuất hiện trong ngày Tết đã trở thành một lẽ đương nhiên được thể hiện qua từ lại ngay đầu dòng thơ thứ hai. Ông đồ rất giỏi và tài năng. Tài năng của ông đồ được miêu tả như một người nghệ sĩ tài hoa với nét chữ phượng múa rồng bay cùng sự trầm trồ khen ngợi của bao người. Nhưng dần dần mọi thứ bị thay đổi. Ông đồ vẫn ngồi đó mà lòng người giờ đã đâu? Mực và giấy vốn gắn bó máu thịt với ông đồ mà bây giờ cũng sầu buồn thế kia, thật buồn cho một thời vang bóng nay đã không còn nữa. Vị thế của ông nay đã không vững chắc như xưa… Ông đồ đã từng được chào đón và cũng đã bị lãng quên bỏ rơi. Đó không chỉ là sự ra đi của một ông đồ mà còn là sự suy tàn của cả một thế hệ biết yêu quý và trân trọng cái đẹp. Tóm lại, bài thơ đã làm nổi bật được vẻ đẹp và nỗi buồn hiện tại của ông đồ xưa.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới