Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng l

Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước
Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.
(SGK Ngữ văn 6, Cánh diều, tập 1, trang 21)
Câu 1. Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại nào? Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
Câu 2 a. Xác định ít nhất 01 từ ghép có trong đoạn trích. Đặt 01 câu với từ ghép đó (Không viết lại câu đã có trong đoạn trích đọc hiểu).
b. Phân loại các từ trong câu sau theo cấu tạo từ:
Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.
Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì trong đoạn trích trên.
Câu 4. Nêu chủ đề của truyện Thạch Sanh. Kể tên những truyện đã học hoặc đã đọc cùng chủ đề với truyện Thạch Sanh (Kể tối thiểu 03 truyện)

1 bình luận về “Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng l”

  1. Câu 1: Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích.Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật anh hùng, dũng cảm
    Câu 2: a) Từ ghép có trong đoạn trích là : thiết đãi, Thạch Sanh, hoàng tử,…..
    Đặt câu : Sau khi cởi bỏ áo giáp, Thạch Sanh dọn bữa cơm thiết đãi các hoàng tử của các nước chư hầu ăn.
    b) Cả / mấy / vạn / tướng lĩnh /, quân sĩ / thấy/ Thạch Sanh /chỉ /dọn/ ra /vẻn vẹn/ có/ một /niêu/ cơm/ tí xíu/, bĩu/ môi,/ không/ muốn /cầm/ đũa.
    Câu 3: Chi tiết thần kì trong đoạn trích trên là chiếc niêu cơm bé xíu cứ hết cơm lại đầy.
    Ý nghĩa là: thể hiện tài năng kì lạ của chiếc niêu cơm hay nói rộng ra là tinh thần yêu chuộng hòa bình, không muốn đất nước lâm vào chiến tranh
    Câu 4 : Chủ đề của truyện Thạch Sanh là cuộc chiến đấu giữa cái ác và cái thiện, thể hiện sự công bằng là : cái ác không bao giờ có thể chiến thắng được cái thiện
    – Ba câu chuyện cùng chủ đề với Thạch Sanh là : Tấm Cám , Cây tre trăm đốt , Cây khế,…….
    @Chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới