Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đư

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn trích?
Câu 3: Hãychỉ ra các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng?
Câu 4: Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ như thế nào?
Câu 5: Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ bằng đoạn văn diễn dịch có sử dụng một thán từ( gạch chân)?

2 bình luận về “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đư”

  1. 1.
    – Văn bản : Ông đồ của Vũ Đình Liên
    2.
    – Nội dung : Hình ảnh ông đồ khi Nho học thất thế.
    – PTBĐ : Biểu cảm
    3.
    * Yếu tố nghệ thuật :
    – Thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm
    – Kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng
    – Sử dụng biện pháp nhân hóa
    – Hình ảnh giản dị mang tính biểu tượng
    – Câu hỏi tu từ : Người thuê viết nay đâu ?
    4.
    – Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng
    5.
    – Hình ảnh ông đồ hiện lên trong khổ thơ gắn với những buồn bã khôn nguôi. Vẫn trong bức tranh ngày tết, trong không khí xuân rộn ràng nhưng ông đồ xưa đã chẳng còn vui thú thuở nào. Với từ “vẫn” nhà thơ muốn khẳng định sự tồn tại của ông đồ. Nhưng sẽ chẳng còn ở đó là sự náo nức, sự vui tươi. Nỗi buồn dường như bao trùm toàn bộ khổ thơ. Lời thơ của Vũ Đình Liên “qua đường không ai hay” như một sự chua xót cho tình cảnh ông đồ, cho nét đẹp văn hóa của một thời. Chao ôi ! Có lẽ cuộc sống hiện đại nên những kỉ vật xưa cũ kĩ ấy đang không còn chút giá trị nào nữa rồi! Trên trang giấy ấy chỉ có lá vàng. Sắc vàng ảm đạm làm ta thấy thê lương và buồn thương muôn phần. Tủi nhục, đau xót là nỗi niềm của ông đồ, là nỗi đau trong thi nhân. Mưa bụi, lá vàng.. tất cả làm bức tranh thực tại ảm đạm, sầu tủi. Nỗi niềm tiếc thương với ông đồ, với nét đẹp cho chữ ấy vẫn cứ đau đáu trong vần thơ Vũ Đình Liên và trong mỗi chúng ta.
    -> Câu cảm thán : Chao ôi ! Có lẽ cuộc sống hiện đại nên những kỉ vật xưa cũ kĩ ấy đang không còn chút giá trị nào nữa rồi !

    Trả lời
  2. Câu 1:
    – Đoạn thơ trên trích trong bt “ÔNG ĐỒ“.
    – Tác giả VŨ ĐÌNH LIÊN
    – Hoàn cảnh sáng tác: Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
    Câu 2: 
    – Nội dung chính: Nỗi niềm chua xót, đau đớn, ngậm ngùi, luyến tiếc của tác giả về hình ảnh những ông đồ bị thất thế hay đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông được lưu truyền qua hàng ngàn năm dần bị mai một.
    – Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới