thuyết minh về danh lam thắng cảnh “Thánh Địa Mỹ Sơn” ở tỉnh Quảng Nam . Không chép mạng nha thanks mn

thuyết minh về danh lam thắng cảnh “Thánh Địa Mỹ Sơn” ở tỉnh Quảng Nam . Không chép mạng nha thanks mn

1 bình luận về “thuyết minh về danh lam thắng cảnh “Thánh Địa Mỹ Sơn” ở tỉnh Quảng Nam . Không chép mạng nha thanks mn”

  1. $\text{Tham khảo!}$
    $\textit{Bài làm}$
             Nói đến Quảng Nam, người ta không chỉ nhớ đến một vùng đất giàu truyền thống văn hóa với Phố cổ Hội An mà còn là vẻ đẹp huyền bí cùng giá trị lịch sử văn hóa thế giới của Thánh địa Mỹ Sơn. Đây là khu di tích có vị trí hết sức quan trọng đối với văn hóa nghệ thuật của khu vực Đông Nam Á và là niềm tự hào của người Quảng. Cùng nghệ thuật kiến trúc Ấn độ giáo, cách phản ánh rõ nét nền văn hóa của vương quốc Chăm Pa một thời, Thánh địa Mỹ Sơn trở thành địa danh thu hút hàng ngàn khách du lịch tới tham quan và nghiên cứu hàng năm.
              Nằm ở khu vực thượng lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng núi phía tây của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km; thánh địa Mỹ Sơn được ôm trọn trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, bao vây bởi nhiều dãy núi hùng vĩ. Nơi đây có tổng cộng 13 nhóm công trình với hơn 70 kiến trúc đền tháp. Cho đến ngày nay, dù bị mưa bom bão đạn tàn phá nhưng nơi đây vẫn giữ nguyên vẻ đẹp từ nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đến nền văn hóa của người Chăm.
              Theo sử sách, khu du lịch Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ IV. Bởi những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva.  Nhưng đến cuối thế kỷ VI, ngôi đền đã bị thiêu cháy. Sang thế kỷ VII, vua Sambhuvarman đã dùng chính những viên gạch cũ để bắt đầu xây dựng lại. Các triều vua sau đó tiếp tục cho tu sửa các đền tháp cũ, cùng lúc xây thêm các đền tháp mới. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa được bổ sung các ngọn tháp lớn nhỏ và trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Đây chính là vùng đất để tôn thờ thần thánh, là nơi trú ẩn nếu kinh đô Trà Kiệu bị xâm lấn khi xưa. Đã có khoảng thời gian, thánh địa bị lãng quên cho đến đến năm 1885 mới được phát hiện trở lại. Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được xem như biểu tượng của nền văn minh châu Á, vinh dự được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.
              Kiệt tác thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang trong mình những dấu ấn văn hóa của kiến trúc Champa mà còn mang hơi thở của kiến trúc khu vực Đông Nam Á. Tất cả các tháp Chăm đều có hình chóp. Bởi đó là biểu tượng của đỉnh Meru, theo quan điểm của Ấn Độ giáo, là nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Các cổng trong thánh địa đều được xây hướng về phái tây để đón lấy ánh nắng mặt trời. Các họa tiết trang trí được điêu khắc bằng sa thạch với các hình tượng; chủ yếu là những con thú có nanh nhọn và vòi dài; với ý nghĩa như bảo vệ tường thành. Thánh địa được chia thành các cụm tháp, mỗi cụm đều có một tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva. Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (Gopura), tiếp đến là tiền đình (Mandapa), hạng mục công trình làm nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ. Mỗi cụm này đều có tường bao quanh, có sân và đường đi nối các tháp với nhau. Mỗi tháp có chức năng riêng, trong đó ngôi đền chính tượng trưng cho núi Mêru, các đền phụ thờ các vị thần trông coi hướng trời.
              Nhìn tổng thể, di tích Mỹ Sơn gồm có hai ngọn đồi đối diện nhau; các nhánh suối đã vô tình trở thành những ranh giới tự nhiên để dễ dàng phân chia Thánh địa thành 4 khu A, B, C, D. Khu vực A là điểm đến đầu tiên du khách tới và từ đây có thể quan sát, bao quát hết các khu vực B, C. Đây là nơi thờ một bộ Linga, có 6 ngôi đền nhỏ từ A2-A7 đối xứng nhau bao quanh thờ các vị thần phương hướng: hướng Đông-thần sấm Indra, hướng Đông Nam-thần lửa Agni, hướng Nam-Diêm vương Yama, hướng Tây-thần bầu trời Varuna, hướng Tây Nam-thần Nairta, hướng Tây Bắc-thần gió Vayu, hướng Bắc-thần Kuvera, hướng Đông Bắc-thần toàn năng Isána. Đồi phía tây, đối diện cụm tháp A chính là khu vực B. Đây là cụm tháp trung tâm của Thánh Địa Mỹ Sơn, tập trung 1 tháp chính và 3 tháp phụ. Các tháp đều có hình chóp, cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Nhìn qua đồi phía nam chính là khu vực C, là nơi nổi bật nhất ở thánh địa Mỹ Sơn với rất nhiều các bia ký, đền tháp, phù điêu và các tác phẩm điêu khắc cực kỳ đa dạng, phong phú.
              Đến với Mỹ Sơn, người ta có thể dễ dàng nhận thấy những viên gạch vẫn còn giữ được nguyên vẹn màu sắc dù đã trải qua trên dưới một nghìn năm. Và cho đến tận ngày nay, vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng đặc biệt đến như vậy. Tới một địa điểm di tích Mỹ Sơn, ta còn tìm thấy được vật liệu xây dựng thứ hai tồn tại tại nơi đây. Nó được gọi là đá Cát Kết hay còn gọi là đá Sa Thạch. Nguồn gốc của loại đá này được hình thành từ những hạt cát dính chặt lại với nhau. Là loại đá trầm tích mềm, dễ chạm khắc nhưng khi đến với Mỹ Sơn ta sẽ thấy được vẫn còn những cây cột được làm bằng loại đá vẫn còn nguyên, nằm lăn lóc trên mặt đất hay những bia đá được khắc chữ Phạn, dù trải qua hơn trên dưới một nghìn năm nhưng vẫn còn rõ nét và đẹp như vừa mới chạm gần đây.
              Sau khi đã đi hết các khu vực tham quan ở đây cũng như được nghe giới thiệu về thánh địa Mỹ Sơn, du khách sẽ được trải nghiệm nét văn hóa của người Chăm pa cổ qua những chương trình biểu diễn nghệ thuật như thổi kèn, múa. Những vũ điệu Siva đầy uyển chuyển, cuốn hút sẽ để lại những ấn tượng thật khó phai.
              Đến với Thánh địa Mỹ Sơn, du khách không chỉ được tham quan quần thể các kiến trúc đền tháp Chămpa mà còn được tận mắt chứng kiến điệu múa Apsara với những cô gái Chăm trong trang phục sặc sỡ, đôi tay búp măng thể hiện các điệu múa nhẹ nhàng, uyển chuyển bên trống Paranưng và tiếng khèn Saranai sẽ khiến bạn không thể giời mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng không thể bỏ lỡ lễ hội Katê. Nhiều nghi thức truyền thống được diễn ra trong lễ hội này như: lễ phục, kiệu rước, rước nước và Katê,… cùng với những màn giao lưu các nhạc cụ Chăm sẽ tạo cho bạn một chuyến đi cực kì thích thú.
              Có thể nói, theo hiểu biết và nhận thức của những người đi trước, con người chúng ta được sinh ra ở hướng đông – nơi bình minh xuất hiện và hướng tây – nơi hoàng hôn lặng xuống- cũng tức là nơi con người đi đến cõi vĩnh hằng, trở về với thần linh. Điều đó ta có thể dễ dàng tìm thấy một khu đền tháp ở hướng tây sẽ là đền thờ, nơi có các vị thần linh ngự trị. Ngoài ra, nếu như quan sát kĩ, ta có nhận thấy được ý đồ kiến trúc của người Chăm Pa thời xưa, họ đã xây dựng nên Thánh địa Mỹ Sơn tựa như một búp sen và đó cũng chính là cách chấp tay vái lạy của con dân đối với thần linh. Đó cũng chính là cách thể hiện lòng thành của con dân đối với thần linh. Đến với Mỹ Sơn, ta không chỉ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của nghệ thuât điêu khắc của người Chăm mà ta còn tiếp thêm cho mình những kiến thức vô cũng tinh túy về nền văn hóa và tính ngưỡng của người Chăm. 
              Trở lại với di tích Mỹ Sơn, khách du lịch bước đầu sẽ bước vào nhà trưng bày Mỹ Sơn để tìm hiểu về nguồn gốc, kiến trúc, nền văn hóa của người Chăm Pa thời xưa qua các hình ảnh sống động, bắt mắt khiến khách du lịch dễ tiếp cận. Sau đó họ sẽ được đi vòng quanh khu di tích và bước vào chuyến tham quan với những ngọn núi bao quanh hùng vĩ. Ngoài ra, khách du lịch sẽ được tận mắt tận hưởng những điệu múa của người Chăm Pa thời xưa và các tiết mục ca hát, ca ngợi thần linh,…hơn nữa, ở đây khách du lịch sẽ được nghe đến những câu chuyện kỳ bí của vương quốc Chăm Pa mà đến ngày nay khoa học vẫn chưa giải đáp ra và sẽ có chỗ ăn, ở, nghĩ ngơi cho khách du lịch nếu muốn ở lại qua đêm.
              Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 và nơi đây đã từng tiếp chân hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Nếu bạn vẫn chưa đến đây, hãy dành ra một ngày hoặc hai ngày để đến Thánh địa Mỹ Sơn tham quan. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẽ đẹp cổ xưa huyền bí, ma mị theo một cách riêng mà chỉ có nơi đây có. Xưa kia, Mỹ Sơn là trung tâm tôn giáo của Vương quốc Chămpa, ghi dấu sự tập trung của vương quyền và thần quyền của Vương quốc trong gần 1000 năm. Đây là nơi làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật của những vị vua sau khi lên ngôi. Các vị vua đã cho xây dựng, dâng lên các vị thần những đền tháp tuyệt mỹ, cũng là cách để ghi công đức của mình. Các đền tháp thể hiện sự đa dạng trong phong cách kiến trúc nhưng nhìn chung đều ở tư thế cao vút, biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru, nơi cư ngụ của các vị thần và là trung tâm của vũ trụ.
    #NguyenTranHuyenTramTramm

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới