+ Dùng để hỏi, nêu lên điều chưa rõ về sự vật, sự việc cần được giải đáp.
+ Có những từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) không, (đã, chưa ) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Ví dụ :
– Ai chở cậu đi học vậy ?
– Cậu thích chơi trò gì / nào ?
– Sao / tại sao cậu lại tặng cho tớ ?
– Nhà cậu đâu / ở đâu thế ?
– Bao giờ mẹ mới về ?
– Anh đã ăn cơm chưa ?
– Cậu học ở trường nào vậy ?
– Mấy giờ rồi ?
– Bạn thích ăn phở bò hay phở gà ?
……..
– Khi viết, kết thúc bằng dấu chấm phẩy
– Khi nói, có ngữ điệu nghi vấn ( thường lên giọng ở cuối câu )
Ngoài dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc
– Nhà cậu ở đâu thế ? ( Hỏi )
– Cho mình mượn quyển sách này được không ? ( Cầu khiến )
– Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu ? ( Thể hiện việc chị Dậu khẳng định mình không dám trốn thuế và sẽ trả thuế )
2 bình luận về “Thế nào là câu nghi vấn?Những dấu hiệu nhận biết.Cho 3 VD”