Phân tích khổ 1,2,7 bài đoàn thuyền đánh cá Ko chép mạng
Phân tích khổ 1,2,7 bài đoàn thuyền đánh cá
Ko chép mạng
2 bình luận về “Phân tích khổ 1,2,7 bài đoàn thuyền đánh cá Ko chép mạng”
${\color{red}{\text{Nhóm2k11}}}$
color{green}{#Thucute2008!}
thơ bạn tự trích giùm mình nha.
Mình thêm ý vào khổ 1:
ra khơi trong không gian rộng lớn,hùng vĩ,tráng lệ của biển trời và ánh sáng rực rỡ của hoàng hôn với không khí hào hứng,phấn chấn,tràn đầy niềm tin và sự lạc quan, yêu đời.Chỉ với 4 câu thơ, với việc dùng nghệ thuật so sánh,nhân hoán và ẩn dụ,tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn trên biển và hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
Khổ 7:
Huy Cận là nhà thơ hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam.Sự nghiệp sáng tác của ông chia làm 2 giai đoạ.Gắn liền với tên tuổi của ông là tác phẩm” Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ được sáng tác vào một chuyến đi có thật của ông ở Quảng Ninh sau khi cùng ăn ở làm việc và sinh sống ,ông có cảm hứng sáng tác ra bài thơ.Bài thơ là khúc ca lao động, là ngợi ca biển cả giàu đẹp về tinh thần lao động của con người.Trong đó vẻ đẹp của thiên nhiên và con người được thể hiện qua khổ thơ cuối.Ở khổ thơ cuối tác giả đã tả cảnh bình minh trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về .Mở đầu đoạn thơ Huy Cận đã dùng điệp ngữ về hình ảnh thơ lấy lại ,là tiếng hát vang khỏe của người dân hòa cùng gió làm căng buồm cho con thuyền quay về bến cảng.Từ đó. khổ thơ cuối hô ứng với khổ thơ đầu tạo hai cảnh đối xứng là biểu hiện nhiệt tuần hoàn của vũ trụ .Tiếp theo ta thấy tiếng hát xuất hiện vào bài thơ cho thấy một khúc ca lao động,hào hứng. Kế tiếp nhà thơ đã sử dụng nhân hóa” chạy đua “và cách nói quá” chạy đua của mặt trời” cho thấy cảnh tượng thiên nhiên kỳ vĩ ,con người chạy đua cùng thời gian tranh thủ thời gian để lao động và đã thu được thành quả to lớn .Với việc sử dụng điệp ngữ và nắm lấy lại Huy Cận đã khắc họa thành công người cảnh bình minh trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
Huy Cận là nhà thơ có nhiều đóng góp trong nền thơ ca hiện đại nước nhà. Sau Cách mạng tháng 8, nhà thơ đã tìm thấy niềm vui trong cuộc đời, tiêu biểu qua bài “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ ngợi ca bức tranh thiên nhiên đẹp kì vĩ, tráng lệ vào ban đêm. Đồng thời ngợi cả vẻ đẹp con người lao động yêu nghề, bám biển. Từ đó, Huy Cận thể hiện niềm vui niềm tự hào trước cuộc sống mới. Tiêu biểu là qua các khổ thơ 1, 2, 7.
(“..trích thơ…”)
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế của Huy Cận trở về với vùng mỏ Hòn Gai – Quảng Ninh. Nhà thơ quan sát và cảm nhận bức tranh ánh sáng đang phát triển, đất nước đang thay đổi, con người đang ra sức lao động để cống hiến mình cho đất nước. Bài thơ được in trong tập “Trời mỗi ngày lại xanh”.
Bài thơ được nhà thơ đặt tên là “Đoàn thuyền đánh cá”, 1 nhan đề hàm súc, cô đọng. Nhan đề gợi sức mạnh tinh thần tập thể, sự đồng lòng, quyết tâm của con người, để chinh phục những điều lớn lao, để sáng tạo trong lao động. Nhan đề đã làm bật lên chủ đề của bài thơ. Đó là ngợi ca cuộc sống mới, công cuộc xâc dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc.
Mở đầu bài thơ, Huy Cận ngợi ca vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên đẹp kì vĩ, tráng lệ vào hoàng hôn trên biển. Đó là thời điểm người dân chài bắt đầu ra khơi đánh bắt cá:
“Mặt trời xuống biển…sập cửa”
Tác giả sử dụng phép so sánh và nhân hóa trong câu thơ. Mặt trời xuống biển. Động từ “xuống” diễn tả quá trình mặt trời đang từ từ lặn trên biển. Nhà thơ không sử dụng động từ “lặn”, bởi vì khi dùng động từ “lặn” dường như sự vật không chuyển động, ở trạng thái tĩnh, không thấy được vẻ đẹp kì diệu vào lúc hoàng hôn, sự chuyển mình của vũ trụ, giao thoa giữa ngày và đêm. Nhà thơ còn so sánh hình ảnh mặt trời xuống biển như 1 tinh cầu rực lửa. Ngày sắp tàn nhưng vẫn đầy sức sống và sự ấm áp khiến cho con người cũng cảm thấy hào hứng, nhất là người dân chài thì thời khắc hoàng hôn có nghĩa đặc biệt, bởi vì nó khởi đầu cho công cuộc chinh phục đại dương.
Mặt trời đi xuống biển, màn đêm bắt đầu bao trùm đại dương. Nhà thơ nhân hóa “những con sóng” nhấp nhô như những chiếc then cài cửa. Màn đêm chính là cánh cửa, đóng sập ngôi nhà bí ẩn, chính là đại dương mênh mông, cảnh biển sinh động, vũ trụ cũng trở nên thân thuộc với con người. Đây chính là thời điểm mà con người lao động bắt đầu 1 hành trình làm ra của cải, vật chất để xây dựng quê hương.
“Đoàn thuyền đánh cá… cùng gió khơi”
Không phải 1 con thuyền đơn lẻ, chống chọi với sóng gió mà là từng đoàn thuyền nhổ neo, cảnh ra khơi rất huy hoàng, tráng lệ, tập thể của con người lao động. Họ là những chiến binh của biển, họ gắn bó và làm bạn với biển hằng đêm. Chữ “lại” trong câu thơ đã tái hiện nhịp sống tuần hoàn, cuộc sống của người dân chài cứ mỗi khi mặt trời xuống biển, màn đêm sập cửa là thời điểm họ được sáng tạo trong lao động. Họ được bay lên cùng với sóng khơi. Đó là niềm vui, là sự phấn chấn. Hình ảnh ẩn dụ, câu hát căng buồm cho tình thần lạc quan, tâm thế của con người lao động cũng như cánh buồm no gió, tình yêu nghề và sự gắn bó với biển. Khổ thơ được Huy Cận viết bằng cảm hứng ngợi ca, bằng bút phát lạng mạn nên ta không cảm nhận được những cất vả, nhọc nhằn, những giọt mồ hôi rơi của con người mà người dân chài được tái hiện như 1 đội quân hùng hậu, sức mạnh sánh ngang với đại dương.
Biển khơi lung linh, huyền ảo và ban tặng cho con người nguồn tài nguyên quý giá:
“Hát rằng…đoàn thoi”
Con người ca hát trước vẻ đẹp và sự giàu có của biển cả. Những ngày lặng sóng, từng đoàn cá tung tăng bơi lội. Những loài cá quý hiếm được thiên nhiên ưu ái cho biển Đông: cá bạc má, cá chim, cá đé, cá thu … Chúng sống trên tầng mặt nước. Và khi xuất hiện trăng sao, từng đoàn cá bơi về phía trước như đoàn thoi. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật so sánh từ nhứng liên tưởng tương đồng: cá thu có hình dạng thân dẹt, hình thoi. Chính vì thế, khi bơi lội từng đàn, chúng làm phong phú đại dương. Huy Cận đã sử dụng nghệ thuật miêu tả, cùng vói những hình ảnh liên tưởng phong phú, độc đáo để chúng ta cảm nhận được biển Đông giàu đẹp.
Vẻ đẹp của biển hiền dịu, lung linh dưới ánh trăng sao. Mắt cá phát ra muôn luồng sáng lấp lánh để tô đẹp cho tấm thảm khổng lồ – đại dương:
“Đêm ngày.. đoàn cá ơi!”
Con người trong mối quan hệ với thiên nhiên gắn bó, chan hòa, Thành phần biệt lập gọi đáp “đoàn cá ơi” đã thể hiện được niềm thiết tha của người dân chài, khao khát từng đoàn cá đến dệt lưới, tình yêu và niềm vui dành cho biển. Biển chính là nguồn sống đối với người dân chài.
Thống nhất với cảm hứng và bút pháp lãng mạn của tác phẩm, khổ cuối của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá: là bức tranh hoành tráng với âm thanh, hình ảnh tràn đầy sức mạnh của con người, đoàn thuyền và ngập tràn ánh sáng:
“Câu hát căng buồm… muôn dặm phơi”
Nếu câu hát ở 2 khổ đầu là câu hát cất lên để khởi đầu 1 hành trình, 1 chuyến đi, thể hiện sự mong muốn về những khoang đầy cá, thì câu hát ở khổ cuối thể hiện niềm vui hân hoan, vui sướng về 1 chuyến đi thành công. Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”, cuộc đua đó là cuộc đua trở về dích, bế bờ của thành công, hạnh phúc. Đoàn thuyền ra về vào buổi bình minh tuyệt đẹp. Hình ảnh “mặt trời đội biển” là cách miêu tả độc đáo, thú vị của cảnh bình minh. Ánh sáng của ngày mới đã tỏa rạng trên biển Đông, chiếu rọi lên những khoang thuyền đầy cá. Đó là thành quả của những ngày tháng lao động miệt mài, hăng say, thể hiện niềm tin tưởng của nhà thơ vào một tương lai tươi sáng.
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã thể hiện được những chuyển biến của nhà thơ Huy Cận. Chúng ta không còn thấy 1 nhà thơ Huy Cận cô đơn, buồn đầu như thời kì trước Cách mạng tháng 8. Mà đó là 1 Huy Cận tràn đầy niềm tin, tình yêu với cuộc đời. Ông mở rộng lòng ngợi ca vẻ đẹp đất nước, con người lao động, cảm thấy cuộc đời này như 1 bài thơ, trời mỗi ngày lại sáng. Huy Cận ngợi ca miền Bắc đi lên chủ nghĩa Xã hội. Từ bức tranh lao động ở vùng mỏ Hòn Gai – Quảng Ninh, nhà thơ đặt niềm tin vào đất nước sẽ phát triển, đi lên.
Xuân Diệu đã từng nói: “Thơ hay như ly rượu nồng, cho ta cảm xúc nồng nàn, tha thiết”. Huy Cận đã ngợi ca vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên đẹp kì vĩ, tráng lệ vào hoàng hôn trên biển ở bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ được viết bằng thể thơ 7 chữ, ngôn ngữ hình ảnh giàu sức gợi, giọng điệu hào hùng, tràn đầy tinh thần lạc quan, sử dụng sáng tạo những BPTT. Qua đó, bài “Đoàn thuyền đánh cá” đã thể hiện được những chuyển biến của nhà thơ Huy Cận: trước Cách mạng tháng 8 và sau Cách mạng tháng 8. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã trở thành một tác phẩm xuất sắc, để đời của nhà thơ,
2 bình luận về “Phân tích khổ 1,2,7 bài đoàn thuyền đánh cá Ko chép mạng”