“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba” Hàng năm, vào ngày 10/3 âm lịch để tưởng

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba”
Hàng năm, vào ngày 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước lễ hội Đền Hùng diễn ra.
Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,…đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.
Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ.
Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với vùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.
Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay hay cờ người,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng đam mê, sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.
Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp, đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.
*********TỪ BÀI VĂN TRÊN HÃY TÌM VÀ ĐIỀN VÀO CÁC CHỖ …….
+ Thời gian diễn ra sự kiện : …..
+ Địa điểm diễn ra sự kiện : ……
+ Hoạt động chính (trình tự, kết quả của hoạt động) : ….
+ Ý nghĩa của sự kiện : …..

2 bình luận về ““Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba” Hàng năm, vào ngày 10/3 âm lịch để tưởng”

  1. – thời gian diễn ra sự kiện : hằng năm , vào ngày 10/3 âm lịch 
    – địa điểm diễn ra sự kiện : ở ĐỀN HÙNG 
    Hoạt động chính (trình tự, kết quả của hoạt động) : Gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương.(trong bài ghi rất rõ).Xong phần lễ là đến phần hội.Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay hay cờ người,nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng đam mê, sở thích của mọi lứa tuổi..
     
    – Ý nghĩa của sự kiện : Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà “dù ai đi ngược về xuối, nhớ ngày Giỗ tổ mồng 10 tháng 3” đều quay về với cội nguồn, tưởng nhớ đến công lao của các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.

    Trả lời
  2. -Thời gian diễn ra sự kiện :vào ngày 10/3 âm lịch
    -Địa điểm diễn ra sự kiện: tại Đền Hùng.
    -Hoạt động chính:Gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương.(trong bài ghi rất rõ).Xong phần lễ là đến phần hội.Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay hay cờ người,nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng đam mê, sở thích của mọi lứa tuổi.Các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ.Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.
    Ý nghĩa của sự kiện :phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp, đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới