Đề: phân tích tâm trạng con hổ qua bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Đề: phân tích tâm trạng con hổ qua bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
2 bình luận về “Đề: phân tích tâm trạng con hổ qua bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ”
Nhớ rừng được sáng tác vào những năm phong trào Thơ mới khai sinh, vì thế, thật là kì lạ trong những ngày uống nước ấy, nó đã đạt tới vẻ đẹp có lẽ đã có thể gọi là cổ điển. Từ tình cảm cho đến thể thơ, nó mang một sức sống, một vẻ phóng khoáng vẫy vùng mà “thơ cũ” không thể có, nhưng lại không hề có sự xộc xệch và thiếu cô đúc mà nhiều bài thơ mới buổi đầu tiên ấy đã mắc phải. Có những câu, từ nội dung ý nghĩa đến khuôn âm thanh điệu và sự ngắt nhịp của lời thư đều phô bày một giá trị tạo hình đặc sắc: “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” Có thể dẫn Lơcôngtơ đư Lin chẳng hạn, để chứng minh Thế Lữ đã chịu ảnh hưởng của thơ phái Thi Sơn. Song lại khó có thể cho rằng những câu thơ như thế này, đặt trong bố cục chung của hai bài thơ, lại “giống như những bức ren bằng cẩm thạch… hơn là giống với những lời thơ sinh động của con người
Ở khổ thơ thứ nhất trong bài Nhớ rừng có các từ như vầy: Gậm, khối căm hờn. Có thể thấy, Thế Lữ đã khéo léo lồng ghép động từ mạnh vào bài thơ để diễn tả chân thực nhất tâm trạng của con hổ trong bài Nhớ rừng.
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”
Tâm trạng của hổ trong đoạn này thể hiện rất rõ rệt, sự uất hận tích lũy tựa thiên thu đã dồn nén thành một khối căm hờn. Hổ ta phải gậm nó, nhục nhã mà gậm nó. Hỡi ơi, sao hổ cứ cố chấp như vậy? Không buôn bỏ mà lại khăng khăng ôm nó vào là sao hả hổ?
“Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”
Hổ kiêu căng, hổ ngạo mạn biết làm sao. Đó là sự tự tôn cuối cùng của hổ, bé nó không cho phép loài người giương đôi mắt hèn mọn ấy mà giễu cợt một vị “oai linh” như bé.
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”
Hổ có một nỗi niềm đầy tình thương nỗi nhớ, bé con lưu luyến cảnh rừng hùng vĩ của chốn thảo hoa không tên không tuổi ấy. Một con hổ tuy khó khuất phục nhưng giàu tình cảm.
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu thơ trên bốc trần được tâm trạng của hổ, bướng bỉnh mà ghét tất cả mọi thứ chung quanh mình hiện tại.
Trong cả bài thơ, hình ảnh nhân dân ta thời bấy giờ được ngụ ý tựa hổ vậy. Tâm trạng hổ, uất hận ngàn thâu tựa như ông cha ta ngày đó.
2 bình luận về “Đề: phân tích tâm trạng con hổ qua bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ”