Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự
Câu 1: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2: Ta có thể thay từ gậm bằng từ ngậm và từ khối bằng từ nỗi được không?
Câu 3: Tư thế nằm dài trông ngày tháng dần qua nói lên tình thế gì của con hổ?
Câu 4: Nhà thơ tả tâm trạng của con hổ với dụng ý nghệ thuật gì?

2 bình luận về “Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ”

  1. hcst:Bài thơ được sáng tác vào năm 1934,trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp
    câu 2
    ko
    Vì nó làm mất sắc thái diễn tả của câu thơ, đó là nỗi đau tột cùng của chúa sớn lâm bị nhốt trong sở thú.
    câu 3
    Tư thế ‘Nằm dài trông ngày tháng dần qua’của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú cho thấy nó đã quá chán nản và tuyệt vọng về số phận không thể xoay chuyển của một  vị chúa tể sơn lâm.
    câu 4
    Các ngệ thuật tả tâm trạng con hổ:nhân hóa,ẩn dụ,điệp ngữ,liệt kê
    (Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm lời thơ giàu giá trị biểu đạt. Từ đó tạo nên những đặc sắc cho lời thơ và thành công của tác giả.) nếu có

    Trả lời
  2. câu 1 : HC : Văn bản ra đời năm 1934, trích trong tập”Mấy Vần Thơ”-1935
    câu 2 : 
    ” Gậm ” là Động từ
    ” Khối căn hờn ” là Danh tính từ
    *Cách hiểu của em về từ:
    +” Gậm “: diễn tả cách dùng răng, miệng mà gặm, mà  cắn dần từng chút một cách chậm rãi, kiên trì
    +” Khối căm hờn “: cảm xúc hờn ghét, tức giận  kết đọng thành một khối lớn, đè nặng nhức nhối lên tâm trạng
    câu 3  :
     Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế bất lực, sự ngao ngán và buông xuôi của con hổ khi bị giam trong cũi sắt
    câu 4 : 
    Dụng ý nghệ thuật: nói lên sự đau khổ của những người dân trong xã hội xưa kia  khi phải chứng kiến cảnh đất nước bị nô lệ mà không thể đứng lên  để bảo vệ cho đất nước, dân tộc . Chỉ có thể bộc lộ niềm uất ức, ai oán trong nỗi câm lặng. Qua đây, tác giả đã bộc lộ được tình yêu nước thầm kín của mình và  của những người dân mất nước thuở ấy.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới